Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thổ Nhĩ Kỳ thúc giục Mỹ trục xuất giáo sĩ Gulen

turkey-security 5

Người ủng hộ tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tập trung nghe diễn văn tại quảng trường Taksim, Istanbul, ngày 10/08/2016.
REUTERS/Osman Orsal

Ankara không giảm cơn giận đối với Tây phương vì thái độ không nhiệt tình lên án cuộc đảo chính hụt.

Trong bối cảnh phó tổng thống Mỹ sắp thăm viếng, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa đòi Hoa Kỳ phải trục xuất giáo sĩ Gulen, đang tị nạn tại Pennsylvania mà chính quyền Ankara cho là kẻ chủ mưu đảo chính.

Ngày 13/08/2016, trước một nhóm phóng viên trong và ngoài nước, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim báo tin phó tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ đến thăm vào ngày 24/08 tới đây.

 Cùng lúc, thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố Ankara « không khoan nhượng trên vấn đề dẫn độ giáo sĩ Gulen » để xét xử tội chủ mưu đảo chính.
 Vị thủ tướng có tiếng trung thành tuyệt đối với tổng thống Erdogan gọi đây là « điều kiện để cải thiện quan hệ giữa hai nước và làm tâm lý bài Mỹ » tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phần giáo sĩ Gulen, từng là bạn thân của tổng thống Erdogan trước khi bị xem là kẻ thù, ông kêu gọi quốc tế mở cuộc điều tra độc lập tìm hiểu căn nguyên vụ đảo chính hụt và ông sẵn sàng hợp tác.

Theo Reuters, tổng thống Recep Erdogan không nguôi cơn giận trước thái độ thận trọng của các nước Tây phương sau vụ đảo chính hụt ngày 15/07.
Các quốc gia Âu Mỹ tiếp tục chỉ trích các biện pháp đàn áp đối lập và báo chí cũng như làn sóng thanh trừng trong quân đội, cảnh sát và bộ máy hành chánh.

Hơn 76.000 người trong mọi ngành nghề từ cảnh sát, quân đội, giáo chức, y tế, truyền thông bị cách chức trong số này có 50% tướng lãnh, 35.000 người bị bắt giam.
Cựu cầu thủ lừng danh Haken Sukur cũng đang bị truy nã.

Nếu Ankara sử dụng lá bài « giáo sĩ Gulen » để gây sức ép với Mỹ thì ngược lại tổng thống Barack Obama đặt điều kiện chính quyền Ankara phải « thượng tôn pháp luật » thì Hoa Kỳ mới giúp điều tra vụ đảo chính hụt.

Switch mode views: