Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Me Thái Lan, Me Việt Nam trên phố Sài Gòn


SÀI GÒN (NV) - Mấy năm qua, hàng hóa Thái Lan nhập vào VN rất nhiều. Trong đó có các loại trái cây như bòn bon, măng cụt, sầu riêng múi to thơm ngọt. Giống sầu riêng này đã được trồng ở Việt Nam.

Mít Thái cũng được chở đầy ắp trong các cần xé bằng thép trên xe gắn máy gắn chạy khắp nơi. Trái cây thường lấy hàng từ chợ đầu mối rồi chạy sâu vào các con hẻm ở Gia Định, Thị Nghè, Bàn Cờ, Nguyễn Thiện Thuật và các chợ ở Bến Chương Dương cả đến vùng Bình Chánh và Chợ lớn.

me thailanXe bán me trên đường phố Sài Gòn. (Hình: Duy Thức/Người Việt)

Hiện giờ đang là mùa me Thái đang bán rong dồn dập khắp nơi lấn át các loại cây trái khác, chẳng khác nào soài keo lúc thịnh tràn lan khắp thành phố để ăn chín, làm gỏi hoặc bánh tráng trộn trước công viên và cổng trường học.

Đặc biệt bán ngoài đường me Thái  bao giờ cũng ngọt chứ không chua như me xanh Việt Nam. Mùa me năm nay dường như trùng hợp với vú sữa, ổi... Khá tình cờ, tôi thấy chiếc xe gắn máy chở me Thái và các loại trái cây khác như cóc, ổi… vừa lăn vào hẻm nhỏ vừa rao lớn:

-Me Thái Lan đây! Vú sữa đây, ổi đây bà con ơi ra mua…

Xe dừng lại ở chỗ đậu quen thuộc trong hẻm gần đại lý vé số. Mỗi xe bán hàng rau trái hay tôm cá tuy rong nhưng đều tìm chỗ dừng riêng cố định tùy nơi khách gọi mua thường xuyên. Trong khi tiếng rao me Thái Lan vang vang lên thì xe khác chở ốc và tôm càng xanh, lại xe nữa bán gối gòn, gối hơi... suốt ngày hết hàng nọ đến hàng kia chạy qua chạy lại trước cửa nhà thật là nhộn nhịp như đèn kéo quân.

-Me Thái Lan ngọt như đường bảy mươi ngàn một ký. Vú sữa trắng hai mươi lăm ngàn một ký đây...

Quả trái me lớn cong cong như chiếc sừng nho nhỏ ăn vào rất ngọt chứ không chua lè như me Việt Nam nên rất nhiều người ưa thích. Cũng có loại me Thái bột ăn chua chua ngọt ngọt, bồn bột. Hoa quả Thái từ xoài, bòn bon… tới me, phần lớn cũng ngọt, hầu như không thấy trái nào vị chua trừ trái mây.

Vài người tiến đến xe bán me. Có người đưa tay vào giỏ nhặt một trái me Thái lớn để ăn thử. Anh bán me la hốt hoàng:

-Chỉ bốn, năm trái me lớn như vầy là em bán tới mười lăm ngàn đồng rồi đó.

Người đàn bà lạ nói:

-Ăn thử có ngon không rồi mua vài ký.

Anh ta cười:

-Nhiều người thử, tôi lỗ chết.

Người  mình hay nếm thử rất nhiều. Nhất là những món nho nhỏ như trái me, sơ ri, hạt dưa, hạt bí… có người cứ bốc cả vốc tay để thử.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                       
Hai bà Việt kiều mới về Việt Nam tránh cái lạnh mùa Đông xứ ôn đới và ăn Tết quê hương cũng xúm lại xem. Người chị nói với em:

-Me này ăn không ê răng. Cân hai ký lô trả một trăm năm mươi ngàn.

Nhìn mấy trái me lỏn chỏn, tôi nghĩ tới me Việt Nam, nhớ tới gần Tết ngày xưa bà già hay nấu canh chua cá lóc me cho ăn. Bây giờ bà đã vắng, chỉ còn hương nồi canh ngày ấy đọng lại trong ký ức. Tôi nhận xét:

-Me Thái chỉ ăn chơi thôi chứ không nấu nướng được vì ngọt quá. Muốn nấu canh chua phải mua me Việt Nam.

Cô gái đứng bên cạnh nói:

-Vừa rồi tôi vô siêu thị mua hộp me nhỏ để nấu canh chua nhưng khi ăn vào thì vị không ngon chút nào cả. Nấu với dấm càng tệ hơn.

Bà Việt kiều đồng ý:

-Tôi cũng thích canh chua me cá lóc nhưng bây giờ ăn không ngon. Ngay cả cua ốc cá tôm cũng thế. không thấy ngon hết, nhất là cá lóc. Không hiểu tại sao.

Cô gái đứng bên nói:

-Trước đây người ta mò ốc ở bãi cồn, bắt tôm cá dưới sông. Ngày nay hàng hóa tuy nhiều nhưng ăn vào thì dở. Đó là do thịt heo bơm nước, gà bị nhét vô họng bột sắn, bột khoai mì. Tôm cua cá, lươn rùa ếch… đều nuôi công nghiệp, nghiệp ăn thức ăn hoá học mau lớn, mau tăng trọng.., cho đủ ký lẹ lẹ mang ra chợ bán. Thức ăn công nghiệp đương nhiên không bằng tự nhiên như ngày xưa rồi. Thịt chúng ăn lờ lợ. Cho đến con ốc gạo cũng vậy mới đây tôi mua mấy ký ốc về luộc ăn lạt nhách lạt nhẽo.

Tôi gật đầu:

-Cô nói đúng. Nuôi công nghiệp heo, gà, ếch… Con nào con nấy đều rất to, rất nặng  nhưng chẳng những ăn lạt nhách, thịt lại như bủng ra.

 Ngắt câu chuyện, anh chàng bán me lớn tiếng rao át giọng:

-Còn hai, ba ký me ai mua hết giùm tôi. Chưa chắc ngày mai còn me này nữa. Sắp tới hàng Tết rồi: dưa hấu, bưởi, mít… Bữa sau là sầu riêng trái mùa.

Tôi cũng mua hai chục ngàn me vì thấy khách tụ lại mua nhiều, cũng muốn nếm thử xem me Thái thế nào mà hấp dẫn người mua vậy. Khi đem gói me Thái về bỏ đầy một cái dĩa chừng hai mươi trái xem ra thì quá mắc.

Tôi chợt nhớ tới trái me dốt ở mấy hàng me bên đường Hồng Thập Tự ngày trước. Hễ tới mùa thì nhiều người trèo lên cây hái me, có khi cưa cả cành xuống lấy cớ là mé nhánh phòng cây gãy đổ lúc mùa mưa. Thông thường người chồng lanh lẹn trèo cây, vợ và con gái ở dưới chờ nhánh me, tất nhiên có cột dây, rớt xuống để lo nhặt trái, sắp xếp cành nhánh lại cho gọn bên lề đường.

Me chín rớt lộp độp, cũng có đôi người qua đượng lượm lên, nhưng chỉ vì thích thú với việc nhặt trái me trên vỉa hè thôi. Tuy trái rơi rụng đầy nhưng người qua đường vẫn ghé mua ở những người hái me.
Dọc theo những con đường vắng vẻ xanh mướt tàng me, người hái chất trái me ụ thành đống còn xanh trên mặt đất thường bán lẻ cho người chạy xe ngang qua ghé lại mua. Đó là me dốt tuy vỏ ngoài khô nhưng bên trong vẫn còn hơi xanh đám học sinh và phụ nữ ăn ghiền luôn. Mỗi cô nàng cầm một túi me, có người bỏ vào cặp để vào lớp ăn tiếp hoặc rủ bạn học cùng ăn cho vui. Me sống chua thì chấm mắm ruốc mắm đường hoặc không có thì chấm vào muối ớt hột cũng ngon. Đó cũng là dịp vui. Những kỷ niệm thuở ấu thơ của một thời niên thiếu còn trên ghế nhà trường.

Me xanh hay chín được người hái phân loại, đem bỏ đầy vào thúng lớn, lái đến tận nơi mua vì thật sự bán khá rẻ. Đến mùa mưa gió, đây là me ngoài đường được các công ty cây xanh mé cành hoặc đốn bỏ nếu cây có dấu hiệu sâu mọt. Nhánh mé làm củi còn cành lớn hay thân thì cưa làm thớt bán liền tại chỗ ngoài lề đường. Nhiều người nhìn thấy mua ngay những chiếc thớt này vì chắc chắn đó là thớt me, gỗ chắc và dai, dao chặt không ra dăm, chứ thớt ngoài chợ không biết từ cây gỗ nào, nhưng tất cả đều dán keo một nhánh lá me tươi làm duyên.

Mỗi lần có cơn gió thổi qua, cả hàng cây rào rào rơi xuống những chiếc lá li ti. Như thế nên có người viết về những cơn mưa lá me để kỷ niệm một thời qua , thời gian trôi và không trở lại. Những hình ảnh hái me ngày xưa phút chốc đã qua gần nửa thế kỷ. Nhớ về những con đường kỷ niệm, những con đường có lá me bay là những người xa quê nay đã già.

 Ký ức còn sống đọng mãi qua những trái me của một thời trẻ trung thơ dại. Những con đường lá me còn rất ít hàng me. Hàng me ở Bến Bạch Đằng, Cường Để cũng đã bị đốn để làm trạm metro. Dù sao thì tôi cũng thèm ăn một nồi canh chua cá lóc nấu đúng với me ta.

Mấy đứa nhỏ đi chợ về lo nấu nướng trong bếp mùi me bay ra thơm mùi chua nhẹ. Đó là loại me vắt gói trong nylon mua ngoài chợ. Chỉ vài ngàn là nấu dư nồi canh chua làm dịu bữa trưa nóng nực. Người bạn dưới Cần Thơ gởi cho tôi hai ba cái đầu khô cá lóc. Loại này người dưới quê để dành phơi khô để nấu canh với đầy đủ me, bông bắp chuối hột và cơm mẻ bán ngoài chợ dễ mua. Đó mới là một nồi canh xiêm lo đúng hương vị làng quê mà ở thành phố ít ai nấu được.

Mỗi nơi có đặc sản riêng. Người ta ăn me tươi Thái thấy lạ miệng nhưng chẳng ai lấy me Thái kết hợp trong món canh chua hay nước mắm me để chấm hải sản vì thiếu mùi thơm đặc trưng. Có lẽ vì thế chỉ thấy ngoài đường bán me chín Thái Lan chớ không ai đi bán me chua Thái bao giờ.

Đứa cháu gái đi học về thấy một dĩa me Thái trên bàn, liền cầm một trái khá lớn rồi lột ra ăn ngay :

-Hồi trưa con cũng có mua me Thái trước cổng trường. Đâu phải trái cây Âu Mỹ mà cũng mắc lắm. Mấy ngàn đồng có hai trái. Bây giờ muốn ăn me dốt Việt Nam cũng khó vì không cách nào tìm ra chỗ nào bán me dốt Việt Nam.

Trong những ngày Tết đến người đi chợ không thiếu gì các loại bánh mứt. Trong đó có mứt me gói trong bao giấy kiếng nylon, được rất nhiều người mua làm quà cho bà con. Rất nhiều loại : Mứt me chua ngọt, me dẻo cay, me nguyên trái, me ngào đường… Món quà được bán với giá bình dân và được nhiều người ưa chuộng.     

Switch mode views: