Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thất nghiệp sinh ra phong trào chống chính phủ Bosnia


BOSNIA-UNREST

Cư dân thành phố Tuzla liên tục biểu tình trong ba ngày qua - REUTERS /Dado Ruvic


Từ ba ngày nay, tại các thành phố lớn của nước Cộng hòa Bosnia-Herzegovina , quốc gia Nam Âu gần 4 triệu dân, bùng phát nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền trong bối cảnh kinh tế suy thoái, thất nghiệp chiếm đến hơn 40% dân số.

Tính cho đến hôm nay, gần 150 người bị thương trong các đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình.
Đêm hôm qua cho đến sáng nay tình hình có chiều hướng yên tĩnh trở lại.

Tại Sarajevo, Phủ tổng thống và trụ sở chính quyền vùng thủ đô bị phóng hỏa. Lính cứu hỏa phải chiến đấu suốt cả đêm để dập lửa.
Phần bên trong trụ sở vùng thủ đô Sarajevo bị tiêu hủy gần như hoàn toàn, theo một người phụ trách đội cứu hỏa.

Các cuộc biểu tình diễn ra liên tục trong ba ngày tại các thành phố Tuzla (đông bắc), Mostar (nam), Zenica (trung) và Bihac (tây bắc).
Các thành phần phá phách trà trộn trong hàng ngũ biểu tình đã đập phá và đốt cháy nhiều trụ sở chính quyền tại các thành phố nói trên.

Phong trào phản kháng bùng phát tại thành phố Tuzla, từng là trung tâm công nghiệp của Bosnia. Nơi đây, hàng chục doanh nghiệp phá sản, khiến hàng nghìn người mất việc.

Các cuộc biểu tình trong những ngày gần đây thể hiện cho nỗi thất vọng của người dân trước một giai tầng chính trị, chìm ngập trong các bất đồng nội bộ và bất lực trong sứ mệnh vực dậy nền kinh tế đang lâm vào tình trạng hết sức tồi tệ.

Một cư dân Sarajevo thất nghiệp chia sẻ với AFP : “Thật là vô cùng đau buồn khi nhìn thấy các thành phố bốc cháy gần 20 năm sau nội chiến”.

 Bosnia, nước cộng hòa Nam Tư cũ, từng trải qua một cuộc xung đột sắc tộc kéo dài từ 1992 đến 1995, khiến khoảng 100.000 người thiệt mạng.
 Lần đầu tiên kể từ khi xung đột chấm dứt cách nay 19 năm, bạo động lại bùng lên ở Bosnia.

Hiệp định hòa bình Dayton (Hoa Kỳ), chấm dứt xung đột tại Bosnia vào năm 1995, đưa đến một thể chế nhà nước rất phức tạp tại quốc gia này, nơi quyền lực được chia sẻ giữa ba nhóm cư dân chính, người Serbe, người Croate và người Hồi giáo.

Hệ thống nhà nước của Bosnia liên tục bị bế tắc do các bất đồng giữa các nhóm cộng đồng sắc tộc.

Theo một số nhà phân tích, do các tắc nghẽn về thể chế và do thiếu sự hỗ trợ quốc tế, mà Bosnia bị tụt hậu rất dài so với các nước khác thuộc Liên bang Nam Tư cũ, tất cả đều đang trên con đường hội nhập vào Liên Hiệp Châu Âu.


Switch mode views: