Ba Lan sẵn sàng chi 2 tỉ đô la để có căn cứ quân sự Mỹ
- Thứ Tư, 19 tháng Chín năm 2018 16:28
- Tác Giả: Thụy My
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda họp báo chung với tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18/09/2018.
Reuters
Theo AFP hôm nay 19/09/2018, Ba Lan sẵn sàng chi ra ít nhất 2 tỉ đô la cho việc thiết lập một căn cứ quân sự Mỹ tại nước mình.
Đề nghị này được tổng thống Donald Trump hứa sẽ « nghiên cứu thật nghiêm túc ».
Trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng hôm qua, tổng thống Mỹ cho biết đồng nhiệm Ba Lan Andrej Duda « đã đề nghị chi cho chúng tôi trên 2 tỉ đô la để thiết lập một căn cứ quân sự thường xuyên tại nước ông ».
Donald Trump nói thêm : « Chúng tôi sẽ nghiên cứu một cách thật nghiêm túc ».
Tổng thống Andrej Duda kêu gọi ông Donald Trump « triển khai thêm nhiều đơn vị lính Mỹ và trang thiết bị quân sự tại Ba Lan », và đề nghị lập một căn cứ quân sự thường xuyên mang tên là « Fort Trump ».
Bên cạnh tổng thống Mỹ, ông Duda nhấn mạnh về « thái độ hung hăng », « thường xuyên vi phạm luật pháp quốc tế » của Nga, đặc biệt là tình hình nước láng giềng Gruzia hay tại Crimée, để chứng minh sự hiện diện của quân đội Mỹ trong khu vực là chính đáng.
Ông khẳng định : « Tôi tin rằng không có phương cách nào hiệu quả hơn để ngăn trở một cuộc chiến tranh, ngoài việc chứng tỏ rằng chúng tôi sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công vào bất cứ lúc nào ».
Buổi tối cùng ngày, Nhà Trắng ra thông cáo khẳng định : « Hoa Kỳ cam kết khai thác các khả năng liên quan đến một vai trò quan trọng hơn của quân đội Mỹ tại Ba Lan, và sẽ tăng cường tham vấn để xác định tính khả thi.
Kết quả của những nỗ lực này đóng góp vào công cuộc quốc phòng không chỉ ở Trung Âu và Đông Âu, mà còn cho toàn bộ Liên minh (NATO) ».
Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ James Mattis sau đó đã hoan nghênh các cố gắng của Ba Lan trong việc tăng ngân sách quốc phòng.
Tuy nhiên ông nói rằng vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra về căn cứ quân sự, vì còn rất nhiều vấn đề liên quan phải giải quyết.
Việc lập căn cứ quân sự Mỹ tại Ba Lan có thể gây mâu thuẫn trong NATO mà Ba Lan là thành viên, đồng thời làm tăng thêm căng thẳng giữa phương Tây với Nga.
Tin mới
- Châu Âu: Hồ sơ nhập cư và Brexit vẫn gây chia rẽ ở thượng đỉnh Salzbourg - 20/09/2018 20:47
- Vì sao Viktor Orban đặt dân Hungary trong nỗi sợ tứ bề thọ địch ? - 20/09/2018 20:35
- Phi cơ Nga bị bắn hạ ở Syria, Israel cử phái đoàn đến Matxcơva - 20/09/2018 15:52
- Ankara tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhập quốc tịch Thổ Nhĩ Kỳ - 20/09/2018 15:45
- Lãnh đạo Nam Bắc Triều Tiên viếng thăm đỉnh núi thiêng Paektu - 20/09/2018 15:35
- Tàu ngầm Nhật tập trận ở Biển Đông: Tokyo thách thức Bắc Kinh mạnh hơn - 19/09/2018 18:21
- Tòa Án Hình Sự Quốc Tế điều tra về hồ sơ Rohingya - 19/09/2018 18:14
- Mỹ buộc truyền thông Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài - 19/09/2018 18:06
- Máy bay Nga bị bắn hạ tại Syria : Putin và Netanyahu đấu dịu - 19/09/2018 16:47
- Vì sao Nga bị cáo buộc « can thiệp » vào Macedonia ? - 19/09/2018 16:37
Các tin khác
- Đức : Angela Merkel cách chức lãnh đạo sở phản gián - 19/09/2018 16:21
- Ông Đinh Việt đứng đầu về pháp lý và chính sách cho Công ty Fox mới - 19/09/2018 02:18
- Mỹ: Trump chính thức áp thuế đợt 2 lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc. - 19/09/2018 02:06
- Phi hạt nhân hóa bế tắc nhưng quan hệ liên Triều tiếp tục cải thiện - 18/09/2018 22:58
- Trừng phạt Bình Nhưỡng: Mỹ, Nga đấu khẩu dữ dội tại Hội Đồng Bảo An - 18/09/2018 22:48
- Venezuela : Dân đói kém, tổng thống xài sang - 18/09/2018 20:26
- Doanh nghiệp châu Âu tố cáo nạn cạnh tranh bất bình đẳng ở Trung Quốc - 18/09/2018 19:13
- Liên Hiệp Quốc cổ vũ Miến Điện rút quân đội ra khỏi chính trường - 18/09/2018 18:44
- Seoul: Ưu tiên của thượng đỉnh liên Triều là phi hạt nhân hóa - 17/09/2018 21:25
- Thượng đỉnh Moon-Kim lần 3 giúp gì cho phi hạt nhân hóa ? - 17/09/2018 21:18