Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Doanh nghiệp châu Âu tố cáo nạn cạnh tranh bất bình đẳng ở Trung Quốc

vuhan-Germany

Chuyến tàu hàng từ Hamburg (Đức) quay về Vũ Hán, Hà Bắc (Trung Quốc) ngày 26/08/2018.
China Daily via REUTERS

Trong báo cáo thường niên công bố hôm nay 18/09/2018, Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc tố cáo Bắc Kinh thiếu thiện chí trong việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài qua nạn phân biệt đối xử, những quy định không rõ ràng…mặc dù liên tục hứa hẹn cải cách.

Những chỉ trích trên đây được đưa ra trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế đợt hai lên hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Trung Quốc, ông Mats Harborn nhấn mạnh « gốc rễ của cuộc chiến tranh thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chính là do Bắc Kinh không chịu mở cửa hoàn toàn thị trường Hoa lục ».
Bản báo cáo dài 400 trang nhận định, Trung Quốc đã có một số tiến bộ như giảm thuế hải quan, mở rộng thêm đôi chút trên thị trường tài chính và thiết bị y tế.

Tuy nhiên các doanh nghiệp ngoại quốc vẫn phải cạnh tranh một cách bất bình đẳng tại Hoa lục.
Phòng Thương mại Châu Âu đại diện cho 1.600 công ty làm ăn tại Trung Quốc, tố cáo các tập đoàn quốc doanh chiếm độc quyền trong nhiều lãnh vực, và doanh nghiệp nước ngoài cũng không được tham gia thị trường đấu thầu của nhà nước do thiếu minh bạch và tùy tiện.

Đối với các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng thuộc kế hoạch « Con đường tơ lụa mới », có đến 90% số hợp đồng rơi vào tay các công ty Trung Quốc.
Luật an ninh mạng bắt đầu có hiệu lực từ năm 2017 đặc biệt bị đả kích, do quy mô dữ liệu bị kiểm soát không được quy định rõ ràng.

Cũng theo ông Harborn, chính quyền Bắc Kinh qua các động thái tái cấu trúc muốn làm cho các tập đoàn quốc doanh « lớn hơn và hiệu quả hơn », nhưng trên thực tế không có lợi lộc gì cho việc chuyển đổi nền kinh tế Trung Quốc.

Switch mode views: