Pháp-Đức đồng thuận lập ngân sách chung cho khu vực đồng euro
- Thứ Tư, 20 tháng Sáu năm 2018 16:56
- Tác Giả: Thu Hằng
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (T) và thủ tướng Đức Angela Merkel, trong cuộc họp báo chung tại lâu đài Meseberg, gần Berlin, ngày 19/06/2018
REUTERS/Hannibal Hanschke
Sau hồ sơ di dân châu Âu, ngày 19/06/2018, tại lâu đài Maseberg, cách Berlin 70 km, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và thủ tướng Đức Angela Merkel đã thống nhất thành lập một ngân sách chung cho khu vực đồng euro nhằm bảo vệ tốt hơn khối này trước các cuộc khủng hoảng.
Tuy nhiên, dự thảo còn phải chờ được 19 nước eurozone thông qua.
Đặc phái viên RFI Anastasia Becchio tường trình từ Berlin :
« Các điểm của dự án này vẫn còn mơ hồ, nhưng đối với tổng thống Pháp Emmanuel Macron, điều quan trọng nhất là khối đồng euro sẽ có ngân sách riêng vào năm 2021.
Và chính ở điểm này, công việc lại có vẻ phức tạp nhất, như thủ tướng Đức Angela Merkel thừa nhận.
Từ lâu, tổng thống Pháp kêu gọi lập một cơ chế liên đới và vững chắc cho 19 nước thành viên của khu vực đồng euro.
Thủ tướng Đức nêu rõ là nguồn thu của ngân sách này có thể từ đóng góp của các nước, hoặc từ các khoản thuế đánh trên giao dịch tài chính.
Mọi việc sẽ còn phải được xác định và đàm phán, cũng như tổng số tiền của ngân sách chung. Hiện chưa có con số nào được nêu ra.
Paris và Berlin không thật sự có chung quan điểm về điều này. Phía Pháp muốn có 100 tỉ euro, trong khi Đức chỉ muốn khoảng 10 tỉ.
Hiện đang bị suy yếu về mặt chính trị, thủ tướng Angela Merkel khẳng định ngân sách của khối đồng euro sẽ được liên minh của bà ủng hộ.
Nhưng đây lại là một liên minh chưa bao giờ bị chia rẽ đến như vậy trên một hồ sơ quan trọng khác tại thượng đỉnh Pháp-Đức : đó là vấn đề nhập cư.
Dưới sức ép của đảng liên minh bảo thủ Thiên Chúa Giáo (CSU) xứ Bayern, thủ tướng Đức cần sự ủng hộ của tổng thống Pháp Macron.
Hai nhà lãnh đạo thông báo sẽ cùng làm việc để có được một thỏa thuận giữa các nước trong khối Schengen nhằm đưa ngược lại bất kỳ người xin tị nạn nào về quốc gia mà họ ghi danh lần đầu tiên.
Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này có thể làm hài lòng bộ trưởng Nội Vụ Đức, một chính trị gia thuộc phe bảo thủ ».
Tin mới
- Bình Nhưỡng - Bắc Kinh thỏa thuận thắt chặt hợp tác « chiến lược và chiến thuật » - 22/06/2018 14:17
- Đàm phán với Mỹ, Bắc Triều Tiên không quên Trung Quốc - 22/06/2018 14:10
- Trung Quốc : Ẩn sau chiến tranh thương mại là cuộc chiến về tiêu chuẩn - 22/06/2018 05:20
- World Cup 2018 và những tính toán chính trị của Putin - 22/06/2018 04:59
- World Cup 2018 : Pháp thận trọng cao độ trước Peru - 22/06/2018 04:44
- Hungary thông qua luật phạt « tội » giúp người nhập cư - 22/06/2018 04:36
- Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh cấm chia lìa gia đình nhập cư - 22/06/2018 00:03
- Hàn Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên đưa ra lộ trình phi hạt nhân hóa - 20/06/2018 21:17
- Mỹ-Trung và đòn áp thuế : Bắc Kinh không sợ leo thang - 20/06/2018 20:42
- Thương mại : Đòn ngầm mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ - 20/06/2018 20:32
Các tin khác
- Iran : Đề nghị của châu Âu « không đủ » cứu hiệp định nguyên tử - 20/06/2018 16:49
- LHQ báo động : Số người tị nạn trên thế giới đạt kỷ lục 68,5 triệu - 20/06/2018 16:46
- Nhật Bản : Nỗi đau và cuộc đấu tranh của những người bị cưỡng ép triệt sản - 20/06/2018 16:17
- Mỹ và Hàn Quốc loan báo ngưng một cuộc tập trận thường niên - 19/06/2018 19:35
- Kim Jong Un thăm Trung Quốc, một tuần sau thượng đỉnh Mỹ-Triều - 19/06/2018 19:24
- World Cup 2018: Nhật Bản lập chiến tích, thắng Colombia 2-1 - 19/06/2018 18:52
- Sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyen lên truyền hình Việt Nam xin lỗi - 19/06/2018 18:44
- Bóng đá: Tác động khiêm tốn của Cúp 2018 với kinh tế Nga - 19/06/2018 18:37
- Pháp-Đức: Thượng đỉnh Macron-Merkel mở ra với hồ sơ di dân nổi cộm - 19/06/2018 15:34
- Di dân nhập cư: Lòng nhân đạo bị thách thức - 19/06/2018 14:31