Sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyen lên truyền hình Việt Nam xin lỗi
- Thứ Ba, 19 tháng Sáu năm 2018 18:44
- Tác Giả: Thụy My
Cảnh biểu tình ngày 10/06/2018 do chính Will Nguyen chụp và đăng trên Twitter. Ảnh chụp màn hình
William Nguyen, sinh viên người Mỹ gốc Việt bị bắt trong đợt biểu tình chống Luật Đặc khu Chủ nhật tuần trước, hôm nay 19/06/2018 xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước để công khai xin lỗi đã vi phạm pháp luật và hứa sẽ không tham gia xuống đường.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời người thanh niên 32 tuổi, sinh tại Texas, Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale nói trên HTV :
« Tôi hiểu rằng những hành động của tôi đã vi phạm (pháp luật)…Tôi hối hận đã gây phiền hà cho những người đang ra sân bay.
Tôi đã cản trở giao thông, gây rắc rối cho gia đình và bạn bè. Từ nay tôi sẽ không tham gia các hoạt động chống phá chính quyền nữa ».
Công an cáo buộc William Nguyen đã « gây rối trật tự công cộng », toan phá hoại một hàng rào chắn và lật ngược một xe cảnh sát trên con đường chính dẫn ra sân bay. Các video trên mạng cho thấy anh Nguyen bị thương ở đầu, bị những người mặc thường phục lôi kéo trên đường.
Công dân Mỹ gốc Việt này đang nghỉ hè tại Việt Nam, tháng Bảy tới sẽ nhận bằng thạc sĩ ở Singapore.
William Nguyen bị bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6, sau khi tham gia cuộc biểu tình lớn phản đối dự luật Đặc khu.
Luật này quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê ba đặc khu đến 99 năm, khiến nhiều người dân – dù đã được trấn an – vẫn lo ngại các vùng đất chiến lược sẽ bị đem cho Trung Quốc thuê.
AFP ghi nhận, ở Việt Nam việc tự thú công khai được cho là nhằm được hưởng một hình phạt khoan hồng hơn, nhưng các tổ chức nhân quyền tố cáo đó là do bị bắt buộc.
Hãng tin Pháp cho biết thêm, hiện có khoảng 30 người biểu tình vẫn đang bị tạm giữ, và Chủ nhật vừa rồi lực lượng an ninh có mặt khắp nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh để ngăn trở những người có ý định xuống đường.
Amnesty International nói rằng đã nhận được những thông tin « hết sức đáng ngại » về việc một số người bị đánh đập trong thời gian bị tạm giữ.
Tin mới
- Hàn Quốc yêu cầu Bắc Triều Tiên đưa ra lộ trình phi hạt nhân hóa - 20/06/2018 21:17
- Mỹ-Trung và đòn áp thuế : Bắc Kinh không sợ leo thang - 20/06/2018 20:42
- Thương mại : Đòn ngầm mà Bắc Kinh có thể dùng để đánh Mỹ - 20/06/2018 20:32
- Pháp-Đức đồng thuận lập ngân sách chung cho khu vực đồng euro - 20/06/2018 16:56
- Iran : Đề nghị của châu Âu « không đủ » cứu hiệp định nguyên tử - 20/06/2018 16:49
- LHQ báo động : Số người tị nạn trên thế giới đạt kỷ lục 68,5 triệu - 20/06/2018 16:46
- Nhật Bản : Nỗi đau và cuộc đấu tranh của những người bị cưỡng ép triệt sản - 20/06/2018 16:17
- Mỹ và Hàn Quốc loan báo ngưng một cuộc tập trận thường niên - 19/06/2018 19:35
- Kim Jong Un thăm Trung Quốc, một tuần sau thượng đỉnh Mỹ-Triều - 19/06/2018 19:24
- World Cup 2018: Nhật Bản lập chiến tích, thắng Colombia 2-1 - 19/06/2018 18:52
Các tin khác
- Bóng đá: Tác động khiêm tốn của Cúp 2018 với kinh tế Nga - 19/06/2018 18:37
- Pháp-Đức: Thượng đỉnh Macron-Merkel mở ra với hồ sơ di dân nổi cộm - 19/06/2018 15:34
- Di dân nhập cư: Lòng nhân đạo bị thách thức - 19/06/2018 14:31
- Bệnh lao có thể sẽ bùng phát ở Bắc Triều Tiên do cấm vận - 19/06/2018 14:18
- Syria: Israel oanh kích quân đội Syria và chiến binh Irak thân Damas? - 19/06/2018 14:10
- Hoa Kỳ: Trẻ em nhập cư bị tách khỏi cha mẹ gây xúc động lớn - 19/06/2018 14:03
- Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Giải pháp nào là tối ưu? - 18/06/2018 21:25
- Đức: Tối hậu thư cho thủ tướng Angela Merkel trong hồ sơ di dân - 18/06/2018 21:07
- Mỹ: Melania Trump kêu gọi Quốc Hội nhanh chóng thỏa thuận về nhập cư - 18/06/2018 18:55
- Cơ hội nào cho các nhà đầu tư tương lai ở Bắc Triều Tiên? - 18/06/2018 18:44