Hải tặc thả tàu, quân đội Việt Nam mới được lệnh 'tìm kiếm'
- Thứ Hai, 13 tháng Mười năm 2014 10:01
- Tác Giả: G.Đ.
HẢI PHÒNG (NV) .- Sau sáu ngày cầm giữ tàu Sunrise 689, hải tặc đã thả tàu và phóng thích thủy thủ đoàn với 18 người. Nhận được tin này, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN mới gửi công điện “chỉ đạo tìm kiếm”. Tàu chở dầu Sunrise 689 bị hải tặc cướp dầu rồi thả. (Hình: Tuổi Trẻ lấy từ facebook của thành viên thủy thủ đoàn tàu Sunrise 689)
Tàu Sunrise 689 thuộc quyền sở hữu của một công ty ở Hải Phòng, trọng tải khoảng 6,000 tấn, thủy thủ đoàn có 18 người. Ngày 2 tháng 10-2014, con tàu này tàu rời cảng Horizon ở Singapore, chở 5,200 tấn dầu đến Quảng Trị.
Đúng ra tàu Sunrise 689 phải cập cảng Cửa Việt vào ngày 6 tháng 10 nhưng liên lạc với tàu Sunrise 689 bị gián đoạn từ ngày 3 tháng 10 ở vị trí cách Đông Bắc Singapore khoảng 120 hải lý và cách Đông Nam mũi Cà Mau khoảng 360 hải lý.
Hôm 6 tháng 10-2014, ba ngày sau khi tàu Sunrise 689 mất tích, Ủy ban tìm kiếm – Cứu nạn Việt Nam mới loan báo sự kiện này. Cũng đến thời điểm đó, Trung tâm phối hợp Tìm kiếm - Cứu nạn Hàng hải Việt Nam mới gửi công điện, đề nghị cơ quan hàng hải của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và cơ quan hàng hải quốc tế hỗ trợ tìm kiếm tàu Sunrise 689.
Bốn ngày sau, hôm 7 tháng 10, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển CSVN mới đề nghị Bộ Tư lệnh Hải quân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Biên phòng CSVN và các Trung tâm Chống cướp biển quốc tế lẩn châu Á, Trung Quốc hỗ trợ điều tra vì nghi tàu Sunrise 689 bị hải tặc khống chế.
Trong ngày 7 tháng 10, Bộ Ngoại giao CSVN gửi công hàm cho Singapore, Malaysia, Indonesia, Miến Điện, Philippines, Thái Lan, Brunei, Campuchia đề nghị giúp đỡ tìm kiếm.
Nói cách khác, suốt sáu ngày từ 3 tháng 10 đến 9 tháng 10, “nỗ lực tìm kiếm – cứu nạn” đối với con tàu mang tên Sunrise 689 bị mất tích của chế độ Hà Nội chỉ xoay quanh việc gửi công điện, công hàm đề nghị các quốc gia lân bang, các tổ chức quốc tế giúp đỡ. Báo chí Việt Nam chỉ cung cấp thông tin về những đề nghị giúp đỡ đó. Không có bất kỳ thông tin nào về việc nhà cầm quyền CSVN đã điều động tàu nào, phi cơ tuần dương nào đi tìm tàu Sunrise 689.
Sáng ngày 9 tháng 10, công ty sở hữu tàu Sunrise 689 nhận được điện thoại của thuyền trưởng tàu Sunrise 689. Ông cho biết tàu bị hàng chục tên hải tặc người Indonesia trang bị súng và dao khống chế vào ngày 3 tháng 10. Hải tặc đã phá hủy hệ thống liên lạc và hệ thống định vị hỗ trợ hải hành, đánh hai trong số 18 thành viên của thủy đoàn bị thương và lấy khoảng 2,000 tấn dầu.
Sau khi hải tặc thả tàu và phóng thích toàn bộ thủy thủ đoàn, tàu Sunrise 689 đã nhờ một số tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam dẫn đường về Cà Mau.
Đến lúc này, viên tướng tên Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN xuất hiện. Báo chí Việt Nam đồng loạt loan báo ông ta gửi điện khẩn “chỉ đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Hải quân, Biên phòng phối hợp chặt chẽ, khẩn trương tổ chức tàu đi tìm kiếm và hỗ trợ tàu Sunrise 689”.
Có một vài chi tiết cho thấy tuy rất “khẩn trương” trong việc “tìm kiếm – hỗ trợ” tàu Sunrise 689 nhưng khả năng thật sự trong việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp của Việt Nam rất kém. Lúc đầu, giới hữu trách Việt Nam loan báo sẽ đưa tàu Sunrise 689 đến Cà Mau. Vài giờ sau, cũng giới này cho biết sẽ đưa tàu Sunrise 689 vào Phú Quốc. Sau đó là tàu Sunrise 689 cập cảng ở Vũng Tàu.
Quá trình “tìm kiếm – hỗ trợ” tàu Sunrise 689 của bốn con tàu mang số hiệu CSB 2001, CSB 2002, CSB 2004, CSB 2007 của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam cũng kéo dài hơn hai tiếng so với dự kiến. Một viên đại tá tên là Lê Văn Minh, Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 4, giải thích lý do là vì tàu Sunrise 689 đi lệch hướng... so với hướng dẫn của tàu Cảnh sát biển! (G.Đ)
Related news items:
Tin mới
- Rong ruổi cùng xe ôm là cháu nội vua Thành Thái - 22/10/2014 21:28
- Bánh lọt Cần Thơ ở Sài Gòn - 22/10/2014 17:47
- Doanh nghiệp xe máy chết hàng loạt vì… Trung Quốc - 22/10/2014 14:57
- Người nông dân và cơn lũ đầu mùa - 22/10/2014 14:32
- Người Sài Gòn tập sống chung với lũ lụt - 16/10/2014 00:01
- Ô nhiễm môi trường: nguồn từ giao thông! - 15/10/2014 23:54
- Tràn bùn đỏ bauxite Lâm Đồng gây lo ngại - 12/10/2014 15:28
- Ngư dân và chương trình đóng tàu vỏ thép - 12/10/2014 15:22
- Cảnh đời của những người nghèo ở Tây Nam Bộ - 10/10/2014 23:35
- Tâm tình kẹo cu đơ Hà Tĩnh - 10/10/2014 16:29
Các tin khác
- Sài Gòn chi thêm nửa tỷ đô la hồi sinh ‘dòng kênh chết’ - 10/10/2014 14:47
- 'Sửng sốt' Hồng Kông - 10/10/2014 14:33
- Chuyện con nuôi - 06/10/2014 14:52
- Trái cây Trung Quốc trên đất Việt - 06/10/2014 14:43
- Hà Nội lo ngại ảnh hưởng phong trào dân chủ từ Hong Kong - 06/10/2014 14:34
- Nghề "xuống sữa", buồn nhiều hơn vui! - 06/10/2014 14:24
- Lao động Việt sang Lào, lao động TQ sang Việt Nam - 06/10/2014 01:56
- Người Việt nghĩ gì về ‘Cách mạng cây Dù’ tại Hong Kong - 06/10/2014 01:46
- Sinh viên Việt Nam tham gia biểu tình ở Hong Kong - 01/10/2014 17:01
- Nhìn Joshua Wong, nghĩ về vấn đề lãnh tụ - 30/09/2014 23:34