Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

WWF : Nhìn thấy Sao La ở Việt Nam


ENVIRONMENT-SAOLA
Sao La chụp được tại Việt Nam, hồi tháng Chín 2013
REUTERS


Theo hãng tin AFP, lần đầu tiên từ một thập niên qua, Sao La, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, đã được nhìn thấy, tại vuờn quốc gia Vũ Quang, miền trung Việt Nam.
 Điều này làm sống lại hy vọng phục hồi được con thú bí ẩn này. Đó là thông báo của các nhà bảo tồn thiên nhiên hôm nay, 13/11/2013.

Còn được gọi là « Kỳ Lân Châu Á » vì rất hiếm khi được nhìn thấy, con Sao La này đã được chụp ảnh vào tháng 9 vừa qua từ một bẫy ảnh do tổ chức Quỹ Động vật hoang dã thế giới WWF lắp đặt.

Sao La, được phát hiện vào năm 1992, là một loài trên đầu có hai sừng song song nhọn dần về phía cuối. Chiều dài hai sừng này có thể lên tới 50 cm.

Lần cuối cùng một cá thể Sao La được nhìn thấy trong tự nhiên là ở Lào năm 2010, nhưng con Sao La này đã chết vài ngày sau khi bị dân làng bắt.

Còn ở Việt Nam, lần cuối cùng một cá thể Sao La được nhìn thấy trong tự nhiên là vào năm 1998, theo lời ông Đặng Đình Nguyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, kiêm Giám đốc Khu Bảo tồn Sao La Quảng Nam.
Đối với ông Nguyên, việc nhìn thấy Sao La là một « thời điểm lịch sử » và cho thấy là những nỗ lực bảo tồn sinh cảnh của Sao La đã có hiệu quả.

AFP trích lời tiến sĩ Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc WWF-Việt Nam nói : “Khi lần đầu tiên nhìn vào các bức ảnh, chúng tôi không thể tin vào mắt mình.
 Sao La được những nhà bảo tồn Đông Nam Á coi là một “báu vật”, nên chúng tôi rất phấn khích về sự kiện này ».

 Theo lời ông Thịnh, phát hiện này làm sống lại hy vọng về sự phục hồi quần thể của loài này.

Các nhà bảo tồn ước tính rằng có thể chỉ còn khoảng một chục Sao La sống hoang dã. Con số thẩm định cao nhất được đưa ra cho đến nay là khoảng vài trăm con.

Tại khu vực Sao La được nhìn thấy, tổ chức WWF tiến hành một chương trình thực thi pháp luật, với việc tuyển dụng các đội tuần tra bảo vệ rừng từ cộng đồng địa phương để ngăn chận việc săn bắt trái phép.



Switch mode views: