Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đánh cắp bản quyền : Mỹ mất 300 tỷ đô la/năm chủ yếu do Trung Quốc


internet harker

REUTERS /Kacper Pempel


 

Hôm qua, 22/05/2013, một tổ chức độc lập về sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ ra báo cáo khẳng định tin tặc Trung Quốc và một số nước khác đánh cắp trên quy mô lớn các phần mềm tin học và nhiều sản phẩm khác do Hoa Kỳ phát triển, gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ hơn 300 tỷ đô la hàng năm.

Tổ chức này khuyến cáo Hoa Kỳ có biện pháp trả đũa mạnh, như là "tấn công tin học" nhắm vào các cơ sở hacker.

Bản báo cáo kể trên do Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ - IP (The Commission on the Theft of American Intellectual Property), một tổ chức không thuộc chính phủ, thực hiện.

 Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ đứng đầu là hai ông Dennis Blair, cựu giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mỹ, nguyên tư lệnh quân đội Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương, và Jon Huntsman – nguyên đại sứ Mỹ tại Trung Quốc và cựu ứng cử viên tổng thống.

 Sau 11 tháng điều tra, Ủy ban đã ra bản báo cáo ghi nhận tin tặc Trung Quốc là thủ phạm đánh cắp bản quyền đứng đầu thế giới.

Đồng chủ tịch Ủy ban, ông Jon Huntsman, cho biết : « Hiện nay chúng tôi tin rằng mức độ đánh cắp bản quyền trí tuệ của Hoa Kỳ trên thế giới là chưa từng có ».

 Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc khẳng định Hoa Kỳ có thể có thêm được 2,1 triệu chỗ làm, nếu các tiêu chuẩn bảo vệ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài được tăng cường đến mức tối đa.

Số tiền hơn 300 tỷ đô la ước tính bị mất hàng năm tương đương với tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Mỹ sang Châu Á năm 2012.

Bản báo cáo của ủy ban độc lập về sở hữu trí tuệ Mỹ kêu gọi chính giới Hoa Kỳ có một loạt các biện pháp thích đáng như : thẩm tra việc bảo vệ sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Mỹ, giảm bớt các đầu tư từ Trung Quốc hay thay đổi luật để cho phép « tấn công tin học » nhằm vào các cơ sở tin tặc ở nước ngoài nhằm lấy lại thông tin hay làm tê liệt máy tính của các hacker...

Tuy nhiên, bản báo cáo không nêu ra các khuyến nghị cụ thể liên quan đến hành động « tấn công tin học » và ghi nhận rằng điều này có thể gây ra các tổn hại không lường được.

Đồng chủ tịch IP, cựu giám đốc tình báo Dennis Blair, nhấn mạnh rằng luật pháp Hoa Kỳ hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển công nghệ hiện tại và quan điểm phòng vệ thuần túy có thể sẽ trở nên « ngày càng tốn kém và ít hiệu quả hơn » ; hiện tại, tin tặc nắm toàn bộ lợi thế và tình hình này không thể tiếp tục được nữa.

Báo cáo của Ủy ban Sở hữu Trí tuệ Mỹ cũng khuyến cáo một số thay đổi về phương diện tổ chức, đặc biệt là yêu cầu cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống đảm trách vai trò điều hợp các phản ứng của Hoa Kỳ chống lại nạn ăn cắp bản quyền.

Bản báo cáo - khẳng định mức độ thiệt hại khổng lồ do các tin tặc gây ra, đặc biệt là tin tặc Trung Quốc - được công bố trước cuộc đối thoại giữa tổng thống Obama và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đối thoại đầu tiên kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức.

 Theo giới quan sát, vấn đề tin tặc có thể sẽ được đưa vào chương trình đối thoại song phương, trong bối cảnh Hoa Kỳ liên tục cáo buộc nạn gián điệp mạng Trung Quốc ăn cắp bản quyền.

 Về phần mình, Trung Quốc cũng đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc và, ngược lại, lên án Hoa Kỳ có các hành xử thương mại không đẹp, như từ chối hàng loạt các dự án đầu tư của Trung Quốc, cũng như không bán cho Trung Quốc « các công nghệ nhạy cảm ».

Cựu đại sứ Mỹ tại Trung Quốc, đồng chủ tịch ủy ban tác giả của báo cáo kể trên, cho biết ông sẵn sàng đón nhận việc các giới chức Trung Quốc bác bỏ bản báo cáo, nhưng ông cũng hy vọng rằng nó sẽ mang lại một số điều có ích cho những người Trung Quốc nào ủng hộ cải cách trong lĩnh vực này.

 

Switch mode views: