Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bài Giảng Của Đức Thánh Cha Trong Thánh Lễ Khai Mạc Sứ Mạng Phêrô

 

pope-francis Dangquang



Sáng hôm nay, ngày 19 tháng 03 năm 2013, tại quảng trường Thánh Phê-rô, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã cử hành thánh lễ khai mạc triều đại Giáo hoàng của mình.

 

Bắt đầu bài giảng, Đức Thánh Cha tạ ơn Thiên Chúa và ngài cũng chúc mừng và gửi lời cảm ơn đến toàn thể mọi người tham dự và toàn thể cộng đoàn dân Chúa.
Sau đó, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về sứ mạng của thánh Giuse như là một “người bảo vệ” cho Chúa Giê-su, mẹ Maria và Giáo hội là thân thể mầu nhiệm của Chúa Ki-tô.

 Ngài nói:

Trong bài Tin mừng hôm nay, chúng ta nghe rằng: “Giuse làm như sứ thần Chúa dạy và đón vợ về nhà.” (Mt 1,24).
 Những lời này chỉ ra sứ mạng mà Thiên Chúa trao phó cho thánh Giuse: Ngài sẽ trở thành một “custos”, nghĩa là người bảo vệ.

Nhưng là bảo vệ ai?
 Dĩ nhiên là mẹ Maria và Chúa Giê-su, nhưng sự bảo vệ này cũng được mở rộng cho Giáo hội, như chân phước Gioan Phaolô đã chỉ ra:
 “Như Thánh Giuse đã thương yêu chăm sóc Mẹ Maria và vui vẻ tận tuỵ nuôi dưỡng Đức Giêsu Kitô thế nào, thì Ngài cũng coi sóc và bảo vệ Nhiệm Thể của Đức Kitô, là Giáo Hội, mà Mẹ Maria là hiện thân và khuôn mẫu như thế ấy” (Tông Huấn Redemptoris Custos, số 1).

Thánh Giuse đã thực thi vai trò bảo vệ này như thế nào?

Một cách thận trọng, khiêm nhường và trong thinh lặng nhưng với một sự hiện diện liên lỉ và một sự trung tín hoàn toàn, thậm chí khi ngài thấy khó hiểu.
 Từ khi đính hôn với mẹ Maria cho đến khi tìm thấy Chúa Giê-su trong đền thờ khi Ngài 12 tuổi, thánh Giuse luôn hiện diện với sự quan tâm đầy yêu mến.
 Là phu quân của Đức Maria, thánh Giuse luôn ở bên cạnh mẹ lúc thuận tiện cũng như lúc khó khăn: trong hành trình trở về Belem để kiểm tra dân số, trong những giây phút lo âu cũng như vui mừng lúc Mẹ hạ sinh; giữa thảm kịch khi chạy trốn sang Aicập, và trong khi cuống cuồng tìm con tại Đền Thờ; và sau này trong mọi ngày sống tại Nagiarét, tại xưởng mộc nơi ngài truyền nghề lại cho Đức Giê-su.

Thánh Giuse đã đáp lại lời mời gọi trở thành người che chở mẹ Maria, Chúa Giê-su và Giáo hội như thế nào?

Ngài liên lỉ hướng về Thiên Chúa, mở ra với dấu chỉ về sự hiện diện của Thiên Chúa và đón nhận kế hoạch của Ngài chứ không phải là kế hoạch của mình.
 Đây cũng là điều mà Thiên Chúa đòi hỏi Đavit, như chúng ta đã nghe trong bài đọc thứ nhất.

Thiên Chúa không muốn một ngôi nhà được xây bởi con người, nhưng bởi sự trung tín với lời của Ngài, với kế hoạch của Ngài.

Chính Thiên Chúa xây dựng ngôi nhà này từ tảng đá sống động được Chúa Thánh Thần xức dầu.

Thánh Giuse là người bảo vệ bởi vì ngài có thể lắng nghe tiếng nói của Thiên Chúa và được hướng dẫn bởi ý muốn của Ngài. Và nhờ đó ngài sẽ dễ dàng đồng cảm với những con người mà ngài được trao phó.

Ngài có thể nhìn mọi điều trong thực tại, đụng chạm đến mọi thực tại xung quanh mình, và nhờ đó đưa ra những quyết định khôn ngoan. Nơi ngài, chúng ta học để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa trong vui vẻ và tận tụy, nhưng chúng ta cũng nhận ra trung tâm ơn gọi của Kitô hữu là chính Chúa Kitô.

 Chúng ta hãy bảo vệ Chúa Kitô trong cuộc sống của chúng ta, để chúng ta có thể bảo vệ người khác và chúng ta có thể bảo vệ công trình sáng tạo.

Ơn gọi trở thành một người che chở không chỉ liên quan đến người Kitô hữu, nó thuộc về bản tính con người, bao gồm tất cả mọi người.

Nó có nghĩa là bảo vệ mọi tạo vật, vẻ đẹp của thế giới được sáng tạo, như sách Sáng thế nói cho chúng ta và như thánh Phanxico Assisi chỉ cho chúng ta thấy.

Nó có nghĩa là tôn trọng mọi tạo vật của Thiên Chúa và tôn trọng môi trường sống của chúng ta. Nó có nghĩa là bảo vệ con người, diễn tả tình yêu thương dành cho mỗi người và mọi người, cách riêng là trẻ em, những người già cả, túng thiếu, những người mà chúng ta thường nghĩ về họ sau hết.

Nó cũng có nghĩa là yêu thương nhau trong gia đình: vợ chồng yêu thương đùm bọc lẫn nhau, và với tư cách là bậc làm cha làm mẹ, họ phải yêu thương con cái mình, và con cái, đến lúc nào đó lại che chở cho cha mẹ của mình.

Nó có nghĩa là xây dựng tình bạn chân thành để chúng ta có thể bảo vệ nhau trong sự tin tưởng, tôn trọng và chân thành.

Cuối cùng, mọi thứ đã được giao phó cho chúng ta, chúng ta hãy có trách nhiệm với chúng. Hãy là những người bảo vệ những quà tặng của Thiên Chúa.

Bất cứ khi nào con người không thể chu toàn trách nhiệm này, bất cứ khi nào con người không thể quan tâm đến tạo vật, yêu thương anh chị em của mình, khi đó, con được hủy diệt đang được mở ra và những con tim sẽ trở nên chai cứng.

Tôi mong muốn những người có trách nhiệm trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội, và tất cả mọi người thiện chí, nam cũng như nữ: chúng ta hãy là những người bảo vệ công trình sáng tạo, những người bảo vệ kế hoạch mà Thiên Chúa đã đặt để trong tự nhiên, hãy nâng đỡ nhau và quan tâm đến môi trường.

 Chúng ta không cho phép những dấu chỉ của sự hủy diệt và cái chết đồng hành trong sự tiến bộ của thế giới này.
 Nhưng để trở thành những người bảo vệ, chúng ta cũng phải quan tâm đến chính mình! Đừng để cho ghen ghét, hận thù và kiêu ngạo làm bẩn đục cuộc sống chúng ta.
Trở thành “người bảo vệ” cũng có nghĩa là hãy lưu tâm đến cảm xúc, con tim của chúng ta, bởi vì chúng chính là nền tảng của những ý hương tốt hay xấu. Những ý hướng giúp xây đắp hay phá hủy.

Hôm nay, ngoài việc cử hành lễ thánh Giuse, chúng ta cũng đang cử hành thánh lễ khai mạc sứ mạng của Tân Giám Mục Roma, đấng Kế vị thánh Phê-rô, theo nghĩa nào đó, cũng bao gồm quyền.

Chắc chắn, Đức Giê-su trao quyền cho thánh Phê-rô, nhưng đó là loại quyền nào?
 Ba câu hỏi dành cho Phê-rô về tình yêu theo sau là ba đòi đỏi:

Hãy chăn dắt đàn chiên của Thầy, hãy chăm sóc chúng. Chúng ta chưa bào giờ quên rằng, quyền lực là để phục vụ, và rằng Đức Giáo Hoàng, khi thực thi quyền lực của mình, phải đi vào một sự phục vụ Giáo hội trọn vẹn hơn, một sự phục vụ dựa trên điểm tham chiếu tối hậu là Thập giá.

Đức Thánh Cha phải được gợi hứng bởi sự khiêm nhường, một sự phục vụ cụ thể và khiêm tốn như chính thánh Giuse đã làm, và giống như Ngài, Đức Thánh Cha phải mở rộng đôi tay của mình để bảo vệ cho toàn thể dân Chúa và với một tình yêu dịu dàng, ngài ôm trọn toàn thể nhân loại, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất, những người yếu hèn, những kẻ bé mọn, và những người mà thánh Matthêu đã liệt kê trong cuộc phán xét cuối cùng về tình yêu: những người đói, kẻ khát, những khách lạ, những người trần truồng, đau yếu và những người phải ngồi tù.

Chỉ những người phục vụ với tình yêu, người đó mới có khả năng bảo vệ!

Trong bài đọc thứ nhất, thánh Phaolô nói về Abraham, người mà dù “không còn gì để trông cậy, ông vẫn trông cậy và vững tin” (Rm 4,18). Kiên vững trong niềm hy vọng!

Hôm nay, giữa nhiều bóng tối, chúng ta cần ánh sáng của niềm hy vọng để trở nên người nam và người nữ mang hy vọng đến cho người khác, để bảo vệ tạo vật, bảo vệ mỗi người nam và người nữ, để chăm sóc họ với sự dịu dàng và tình yêu, và mở ra với chiều kích hy vọng.

 Nó sẽ là một tia sáng phá vỡ mây mù trên bầu trời, nó sẽ mang lại sự ấm áp của niềm hy vọng.

Đối với những người tin, đối với chúng ta là những Kitô hữu, như Abraham, như thánh Giuse, niềm hy vọng chúng ta mang lại là niềm hy vọng được đặt trong viễn tượng của Thiên Chúa, vốn mở ra trước chúng ta trong Đức Ki-tô. Đó là một niềm hy vọng được xây dựng trên đá tảng là chính Thiên Chúa.

Bảo vệ Chúa Giê-su với mẹ Maria, bảo vệ toàn thể tạo vật, bảo vệ nhau, đặc biệt là những người nghèo khổ nhất, và bảo vệ chính chúng ta: đó chính là một sự phục vụ mà Giáo mục Roma được mời gọi để thực thi, và nó cũng là một sứ mạng mà mỗi chúng ta được mời gọi, để ngôi sao của niềm hy vọng được chiếu sáng. Với tình yêu, chúng ta hãy bảo vệ những gì Thiên Chúa trao ban cho chúng ta!

Tôi khẩn cầu sự bầu cử của Đức Trinh Nữ Maria, Thánh cả Giuse, Thánh Phê-rô, Thánh Phaolô và thánh Phanxicô Xaviê.

 Xin Chúa Thánh Thần đồng hành với sứ mạng của chúng ta, và tôi cũng xin toàn thể anh chị em cầu nguyện cho tôi! Amen.


Switch mode views: