Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Thận trọng trước các cuộc khủng hoảng : Điểm mạnh hay điểm yếu của Obama

UKRAINE-USA-OBAMA




Tổng thống Mỹ Barack Obama họp báo tại Nhà Trắng, Washington, 28/08/2014
REUTERS


Ngay cả những người thù ghét ông Barack Obama nhất cũng không thể cáo buộc ông hốt hoảng trước các cuộc khủng hoảng liên tiếp làm sôi sục cả thế giới, bởi vì Tổng thống Mỹ tỏ ra kiên quyết không để cho thời sự quốc tế áp đặt nhịp độ làm việc của ông.

Trong dạ tiệc hôm thứ Sáu, 29/08/2014, nhằm huy động tài chính cho đảng Dân Chủ, Tổng thống Mỹ tuyên bố : « Buổi tối, khi nghe thời sự, quý vị có cảm giác là thế giới sụp đổ. Thực ra, thế giới vẫn luôn luôn hỗn loạn – đơn giản là ngày nay, chúng ta cảm nhận được điều đó, phần nào nhờ vào các mạng xã hội ».

Đồng thời, nguyên thủ Hoa Kỳ nhấn mạnh, chưa bao giờ, quân đội Mỹ lại hùng mạnh như hiện nay, trong bối cảnh phải đối phó với làn sóng bạo lực thánh chiến và những mối đe dọa địa chính trị.

Vào lúc thế giới liên tiếp trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, những người chống đối ông Obama chỉ trích Hoa Kỳ không có phản ứng mạnh mẽ hoặc không có chiến lược rõ ràng, thế nhưng, ông Obama vẫn kiên quyết thực hiện lịch trình làm việc của mình.

Theo giới quan sát, việc quản lý khủng hoảng một cách bài bản, đi cùng với niềm tin rằng quân đội Mỹ, cho dù mạnh đến mấy, cũng không thể một mình đối phó với các cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm rung chuyển thế giới, đã giúp ông Obama chèo chống, vượt qua được gần sáu năm đầy khó khăn tại Nhà Trắng.

Bất chấp sự trỗi dậy của lực lượng thánh chiến Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria, cũng như bóng đen của Tổng thống Nga Vladimir Putin trùm phủ lên cuộc khủng hoảng Ukraina, ông Obama vẫn điềm tĩnh, bỏ ngoài tai những chỉ trích và các cuộc tấn công chính trị chống lại sự lãnh đạo của ông.

Hôm thứ Năm, 28/08, nhằm làm dịu các chỉ trích về việc Hoa Kỳ tỏ ra hiếu chiến khi tiến hành không kích ồ ạt chống Nhà nước Hồi giáo ở Irak, ông Obama đã có một tuyên bố thẳng thắn về hồ sơ Syria : « Chúng ta chưa có một chiến lược ».

Phát biểu này đã làm dấy lên phản ứng mạnh mẽ trong chính giới và công luận Hoa Kỳ cũng như tại một số nước phương Tây. Đến mức là Nhà Trắng phải tìm mọi cách thanh minh, diễn giải lại rằng ông Obama muốn nói là chưa có một kế hoạch tác chiến tại Syria, chứ không phải là Washington chưa có chiến lược chống lực lượng thánh chiến.

Giới phân tích cho rằng, càng sát đến thời điểm kết thúc nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Obama có cách tiếp cận vấn đề phản ánh tính cách cá nhân, kinh nghiệm của thời kỳ hậu chiến Irak và nhìn nhận sự việc dưới góc độ ngày càng mang tính lịch sử hơn.

Vậy, thái độ cẩn trọng, cân nhắc các giải pháp liệu có ảnh hưởng đến quyết tâm hành động hay không ?

Những người ủng hộ ông Obama đương nhiên nói rằng không – và họ nhắc lại vụ triệt hạ trùm khủng bố Oussama Ben Laden, qua một cuộc tập kích vào Pakistan, được chuẩn bị rất kỹ lưỡng trong một thời gian dài.

Đồng thời, Nhà Trắng cũng nhấn mạnh, nguyên tắc chỉ đạo chính sách đối ngoại của chính quyền Obama, trước tiên, là không làm những việc « ngớ ngẩn ».

Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest giải thích, Tổng thống Mỹ từ chối cho phép thực hiện các vụ không kích một cách vội vã, nếu chỉ để làm dịu các phản ứng của những người chủ trương tấn công để trả thù Nhà nước Hồi giáo đã hành quyết nhà báo Mỹ James Foley.

Ông Brian Katulis, thuộc Trung tâm Tiến bộ Mỹ, gần gũi với chính quyền Obama, được AFP trích dẫn, cho rằng, « người dân Mỹ bình thường chia sẻ lập trường của Tổng thống, trong cách tiếp cận vấn đề thận trọng ».

Theo chuyên gia này, những chỉ trích nhắm vào ông Obama, chủ yếu đến từ « các nhà bình luận, trong hàng ngũ giới tinh hoa, trong lĩnh vực đối ngoại và truyền thông ».
Thế nhưng, những người chống Obama lại cho rằng Tổng thống Mỹ nhìn nhận thế giới như ông muốn nó như vậy, chứ không phải đúng thực tại của nó.

Nhận định này dường như phù hợp với kết quả các cuộc thăm dò dư luận gần đây. Theo cuộc thăm dò do viện nghiên cứu Pew thực hiện vào tuần trước, chỉ có 36% số người được hỏi nói rằng ông Obama có thế mạnh trên chính trường quốc tế.

Xin nhắc lại, trước đây, chính sách ngoại giao là một trong những điểm mạnh của Tổng thống Barack Obama.


Switch mode views: