Vatican chuyển đổi lập trường chống chiến tranh?
- Thứ Hai, 25 tháng Tám năm 2014 09:22
- Tác Giả: Việt-Long - RFA
Mỹ oanh kích quân khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở quanh Mosul, Iraq .Courtesy of popularresistance.org
"Vị Giáo Hoàng diều hâu?"
Hôm thứ hai trên chuyến phi cơ từ Hàn quốc trở về sau năm ngày thăm viếng xứ Triều Tiên phía Nam, Đức Giáo Hoàng khi được báo chí hỏi Ngài có ủng hộ hành động không tập của Hoa Kỳ tấn công lực lượng Hồi giáo cực đoan mệnh danh là "Nhà nước Hồi giáo Iraq" đang bao vây tàn sát người thiểu số Yazidi hay không, Ngài trả lời, nguyên văn theo báo chí thuật lại, là :"Trong những trường hợp đó, ở nơi nào có sự gây hấn, xâm lược bất công, tôi chỉ có thể nói hành động chặn đứng những kẻ xâm lược sai trái là hành động chính đáng". Giới truyền thông và quan sát quốc tế nhận định rằng lời tuyên bố của Đức Giáo Hoàng cho thấy một sự thay đổi trong lập trường của Vatican thường vẫn phản đối việc sử dụng lực lượng quân sự, trong nhiều năm gần đây. Báo Express, bản tabloid của Washington Post, đặt câu hỏi ở trang bìa :"Hawkish Pope?" (Vị Giáo Hoàng diều hâu?)
Thật ra, cần nói rõ hơn, là tiếp theo ngay sau câu nói vừa trích dẫn trên, Đức Giáo Hoàng nói, nguyên văn là :"Tôi nhấn mạnh động từ "chặn đứng. Tôi không nói là "đánh bom" hay "làm chiến tranh", chỉ nói "chặn đứng" mà thôi;' và những phương tiện có thể được sủ dụng để ngăn chặn, hay chặn đứng những kẻ xâm lược phải được lượng định" Và vị chủ chăn của người Công giáo toàn cầu nói tiếp, rằng: "Sự can thiệp như vậy không nên do một quốc gia quyết định đơn phương; rất nhiều lần nhiều quốc gia đã dùng lý cớ ngăn chặn kẻ xâm lược sai trái để tung ra một cuộc chiến tranh thực sự nhằm mục đích xâm chiếm".
pope-in-seoulĐức Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô tại Seoul hôm 14 tháng 8, 2014 - Courtesy of orlandosentinel.com
Suy xét câu trả lời của Đức Giáo Hoàng thật đầy đủ, người ta thấy Ngài không hẳn đã ủng hộ chiến tranh hay việc sử dụng lực lượng quân sự.
Không hành động đơn phương
Và tiếp sau những lời như trên, Đức Giáo Hoàng nói rõ thêm là "Một quốc gia đơn lẻ không thể phán đoán phải ngăn chặn bằng cách nào, làm thế nào để chặn đứng một kẻ xâm lược bất công".
Câu nói này rõ ràng nhắm vào Hoa Kỳ, "quốc gia đơn lẻ" từ bên ngoài Iraq đã thực hiện hành động quân sự để ngăn chặn quân ISIS. Đức Giáo Hoàng không hoàn toàn ủng hộ hành động không tập của Hoa Kỳ chống lại quân Hồi giáo cực đoan tự mệnh danh là "Nhà nước Iraq".
Do đó có thể thấy vị chủ chăn ở Rome muốn bày tỏ rằng Ngài cho phép có hành động ngăn chặn, nhưng bằng biện pháp quân sự hay phi quân sự, hay biện pháp nào, cụ thể ra sao, thì Ngài để cho các nước liên quan lượng định với nhau sao cho hợp tình hợp lý. Thêm vào đó, hành động ấy phải do một cơ chế quốc tế thực hiện, vì "một quốc gia riêng rẽ không nên tự ý quyết định một mình về hành động can thiệp để ngăn chặn.
Có còn phản đối chiến tranh?
Dù vậy, người ta có thể đặt dấu hỏi phải chăng Tòa Thánh đã chuyển hướng khỏi lập trường cứng rắn là phản đối chiến tranh, ngay sau khi Đức Giáo Hoàng vừa mới rao giảng hòa bình với hai nước Triều Tiên?
Nói là "chuyển hướng khỏi lập trường phản đối chiến tranh" e rằng không hoàn toàn đúng. Câu nói của Đức Giáo Hoàng rất bao hàm, cần có sự phân tích sâu sắc mới co thể thấy ý nghĩa đích thực.
Ngài đã cảnh cáo là nhiều nước từng viện cớ đó để tung ra chiến tranh, sau khi nhấn mạnh rằng Ngài không nói "đánh bom" hay "làm chiến tranh". Như vậy Tòa Thánh không khuyến khích chiến tranh, nhưng không rõ có ngụ ý một hành động quân sự hạn chế, thiên về phòng thủ, mang tính cách ngăn chặn, chặn đứng một cuộc xâm chiếm và tàn sát, một hành động diệt chủng.
Trước đây Tòa Thánh đã chỉ trích gay gắt cuộc tấn công quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh Iraq năm 1991 và năm 2003. Năm ngoái Vatican cũng cảnh cáo Hoa Kỳ đừng tấn công Syria. Tuy nhiên mới cuối tuần trước, Đại sứ của Vatican ở Liên Hiệp Quốc, Giám mục Silvano Tomasi, tuyên bố cuộc không kích của Hoa Kỳ làm chậm đà tiến của quân khủng bố "Nhà nước Hồi giáo" có thể là điều cần thiết. Vị đại sứ của Tòa Thánh còn nhắc lại quan điểm mới đây của Liên Hiệp Quốc về "trách nhiệm bảo vệ", theo đó các lực lượng quốc tế có thể lấn qua chủ quyền của một quốc gia địa phương để ngăn chặn, ngăn ngừa hành động tàn sát tập thể.
Đại sứ Silvano Tomasi cũng không nói tới hành động chiến tranh, nhưng tỏ ý chấp nhận hành động quân sự của Hoa Kỳ khi nói rằng đó là điều cần thiết. Tóm lại, Tòa Thánh không tán thưởng nhưng cũng chấp nhận cuộc không kích chống lại quân ISIS. Vì đâu?
Related news items:
Tin mới
- Mùa thu miền Tây Nam Bộ - 04/09/2014 17:12
- Bánh Trung Thu, niềm mơ ước của trẻ em nghèo - 02/09/2014 21:42
- Khi đường Nguyễn Huệ Sài Gòn 'lột xác' - 02/09/2014 15:41
- Đi buôn rau sạch - 28/08/2014 23:48
- Từ ga Metro tới cổ thụ Sài Gòn - 28/08/2014 14:12
- Phiên tòa Đồng Tháp làm thế giới quản ngại về nhân quyền ở VN - 27/08/2014 11:24
- Sài Gòn, còn đó những nỗi buồn - 26/08/2014 20:49
- Hàng chục người bị bắt khi đến tham dự phiên tòa xử bà Bùi Hằng - 26/08/2014 09:07
- Thủy điện Mekong có thể 'tống' miền Tây ra biển - 25/08/2014 11:02
- Phía sau tờ giấy xác nhận bệnh tâm thần - 24/08/2014 20:28
Các tin khác
- Đừng để chết người chỉ vì một giây lơ đãng - 24/08/2014 20:08
- Trái đắng của sự lệ thuộc - 24/08/2014 19:49
- Cà phê Sài Gòn, xa và gần - 24/08/2014 19:28
- Dựng sự kiện lịch sử và phá hủy lịch sử - 21/08/2014 21:14
- Con sãi ở chùa có mãi quét lá đa? - 21/08/2014 00:06
- Khi người Việt là nạn nhân của thực phẩm Trung Quốc - 20/08/2014 23:56
- Ngư dân Việt Nam còn phải chịu chèn ép đến bao giờ - 20/08/2014 23:51
- Khởi sự mùa trồng hoa Tết - 19/08/2014 15:29
- Một Thế Giới Mới Của Nước Mỹ Hùng Mạnh: Những Dự Đoán Nổi Bật Về Năm 2030 - 19/08/2014 12:35
- TQ dùng tàu cá làm lực lượng bành trướng chủ quyền ở Biển Đông - 18/08/2014 16:36