Ông McCain đã cầu nguyện cùng một cán bộ Hỏa Lò
- Thứ Sáu, 31 tháng Tám năm 2018 00:52
- Tác Giả: Phạm Kim Thành
Một nhóm sinh viên Mỹ tham quan Hỏa Lò, nơi có trưng bày các vật dụng của ông John McCain khi ông bị bắt ở Việt Nam
Trong thời gian bị giam ở Bắc Việt Nam, niềm tin tôn giáo đã giúp ông John McCain vượt qua lao tù, theo các báo Hoa Kỳ và chính hồi ký của ông.
Nhưng có một sự kiện mà ông McCain kể lại hồi 2017 còn ít được báo chí nói đến khi nhắc đến lễ tang sắp tới của ông tại Mỹ.
Đó là chuyện ông McCain gặp một cán bộ quản giáo trại giam ở Bắc Việt Nam nhân một dịp Giáng Sinh và hai người "Thiên Chúa giáo đã cùng cầu nguyện".
Vài cán binh Bắc Việt đã bơi ra kéo tôi vào bờ và ngay lập tức họ bắt đầu lột đồ tôi ra, theo như thủ tục chung của họ. Vì đây là ngay trung tâm thành phố nên có đông người tụ tập, và tất cả bọn họ đã hò reo, gào hét, chửi rủa, phun nước miếng và đá tôi túi bụi… Một kẻ trong số họ dộng báng súng trường xuống vai tôi một cú khá nặng. Một kẻ khác đâm lưỡi lê vào chân tôi. Đám đông này thực sự đang nổi cuồng.
John McCain trong hồi ký của mình kể về giây phút ông bị bắt sau khi nhảy dù xuống hồ Trúc Bạch
Theo ông McCain viết trong hồi ký và khi nhắc lại chuyện với mục sư Rick Warren thì người cai ngục Việt Nam, tín đồ Ki-tô đã làm động tác như sau:
"Anh ta đứng đó một phút, đi dép cao su trên nền đất của sân trại tù, và dùng dép vẽ hình thánh giá rồi đứng lặng yên ở đó."
"Sau một phút, anh ấy xóa dấu thánh giá rồi bước đi. Nhưng trong một phút đó, đã có hai người Ki-tô giáo cùng cầu nguyện."
Khi được mục sư Warren hỏi trong thời gian ông vận động tranh chức tổng thống rằng là người Ki-tô giáo có ý nghĩa gì, ông John McCain đáp lại: "Đó có nghĩa là tôi được cứu rỗi và được tha thứ".
Theo bài "Sen. John McCain: Known as a veteran but also a man of quiet faith" (27/08/2018) của Adelle M. Banks nhắc lại chuyện này thì niềm tin tôn giáo và tính cách quân nhân là sức mạnh của John McCain.
Người viết tiểu sử cho ông McCain là Paul Alexander nói với trang Religion News Service rằng ông McCain "là một người đầy niềm tin tâm linh, nhưng bên trong sâu thẳm thì ông là một quân nhân".
Đây là lý do ông McCain không muốn nói nhiều về tôn giáo.
Các tác giả Mỹ cũng cho rằng ông McCain không muốn khoe khoang tín ngưỡng của mình và dị ứng với chuyện thể hiện tôn giáo trong chính trị.
Quả là ông McCain từng nhắc về tôn giáo của ông hồi tranh cử năm 2008 nhưng nói chung, ông thường chỉ nhắc đến niềm tin Thiên Chúa thể hiện thầm lặng.
Lớn lên trong tín ngưỡng của Giáo hội Tân giáo Hoa Kỳ (Episcopal Church), những năm cuối đời ông đi nhà thờ ở Giáo hội dòng Southern Baptist.
Niềm tin tôn giáo nhấn mạnh đến tha thứ, hòa giải đã đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực quay lại Việt Nam thời hậu chiến, bắt tay cựu thù.
Bản thân ông John McCain cũng đã thăm và giao lưu với các tín đồ Do Thái giáo, cầu nguyện cùng họ ở Jerusalem, và đón Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần Tây Tạng bị Trung Quốc cho là phản động.
Tù binh Mỹ ở Bắc Việt Nam thời chiến tranh
Ông cũng không quên giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam bỏ chạy khỏi chế độ hà khắc, và luôn kêu gọi chính quyền Việt Nam dân chủ hóa và gặp các nhân vật đấu tranh khi sang Việt Nam.
Đám tang cho một nhân vật lớn
Đã từ một thời gian nay Hoa Kỳ mới có một đám tang lớn.
Thi hài ông John McCain, thượng nghị sỹ sáu nhiệm kỳ của Đảng Cộng hòa, được đặt tại lễ viếng ở Arizona State Capitol, sau đó chuyển đến Đồi Capitol, trụ sở Quốc hội ở Washington D.C.
Lễ viếng ông được nâng lên hàng quốc gia và tại thánh lễ vào ngày 1/09/2018, hai cựu Tổng thống là Geore Bush và Barack Obama sẽ có bài phát biểu.
Riêng Tổng thống Donald Trump, người từng nhạo báng thành tích quân sự của Thượng nghị sĩ McCain, không được mời dự lễ.
Tòa Bạch Ốc tuy vậy sẽ cử các nhân vật cao cấp khác cùng phó Tổng thống Mike Pence đến dự lễ tang.
Bản quyền hình ảnh Independent Picture Service
Huy hiệu của những người ủng hộ ông John McCain tranh cử tổng thống hồi 2008
Sau đó, ông McCain sẽ được mai táng tại Arizona.
Báo chí quốc tế cũng chú ý đến phần liên quan đến Việt Nam từ thời chiến và thời nay trong tiểu sử ông McCain.
Trang SkyNews ở Anh viết Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Phạm Bình Minh đã ghi vào sổ tang tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội rằng nhà chính trị Mỹ "là biểu tượng của thế hệ ông" và là người đã giúp "hàn gắn vết thương chiến tranh".
Related news items:
Tin mới
- NỘI - 08/02/2021 00:00
- Luật sư Durham có bằng chứng về ‘nhóm người âm mưu lật đổ TT Trump’ - 23/12/2020 18:37
- Dân Vô Sản Được Liệt Vào Hàng Quý Phái - 11/08/2020 20:30
- Nhà Tôi Nam Kỳ - 04/07/2020 21:34
- ‘Ó Đen’ Lý Tống sẽ được đưa về an táng tại Little Saigon - 07/04/2019 13:47
- Lời Cầu - 16/11/2018 22:55
- NATO chỉ trích chương trình hỏa tiễn tầm trung của Trung Quốc - 13/11/2018 21:56
Các tin khác
- Thiên Đường - 19/07/2018 21:30
- Bỉ: Nổ súng tại Liège, có thể là khủng bố - 29/05/2018 21:38
- Indonesia : Đồn cảnh sát lại bị khủng bố - 16/05/2018 18:57
- Học Khu Garden Grove: Thầy cô giáo góp phần thẩm định sách giáo khoa dạy Việt Ngữ - 04/05/2018 01:10
- Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ra thống nhất về hồ sơ Syria - 30/04/2018 02:24
- Trang sử đã qua đi nhưng sự thật vẫn chưa trở lại ! - 24/03/2018 03:33
- Thương mại : Trung Quốc quyết chiến với Hoa Kỳ - 23/03/2018 10:59
- Những Ngày Cuối Năm Ở Chiêu Nam Đảo - 15/02/2018 00:26
- Côn trùng dưới ống kính của smart phone - 08/01/2018 21:31
- Hàn Quốc : Không có bằng chứng về việc Bình Nhưỡng bớt lương công nhân ở Kaesong để phát triển vũ khí - 28/12/2017 23:58