Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tập trận ở Biển Đông : Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Việt Nam

BD trungquoc taptran

Ảnh chụp ngày 02/01/2017: Chiến đấu cơ phản lực của Trung Quốc J-15 trên hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong cuộc tập trận ở Biển Đông.
STR / AFP

Ngày 06/09/2017, Bắc Kinh lại lên tiếng bác bỏ phản đối của Hà Nội về việc quân đội Trung Quốc tập trận tại khu vực Hoàng Sa, vùng Biển Đông đang có tranh chấp.

Trong cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng phát biểu : « Chúng tôi hy vọng bên liên quan có thể nhìn nhận cuộc tập trận một cách bình tĩnh và hợp lý », đồng thời khẳng định cuộc tập trận diễn ra trong « khu vực thuộc chủ quyền » của Trung Quốc.

Biển Đông : Indonesia và Nhật Bản thúc đẩy đối thoại phát triển hàng hải

Indonesia và Nhật Bản tăng cường đàm phán để phát triển hợp tác hàng hải tại một số vùng biển của Indonesia, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông.
Thông tin được hai nước công bố trong một bản thông cáo chung ngày 06/09/2017 sau một cuộc họp tại Jakarta.

Chủ đề chính của cuộc họp giữa hai nước là phát triển ngành công nghiệp đánh bắt cá địa phương, trong đó có việc xây dựng các cảng và tầu chuyên chở và đánh bắt.
 Tuy nhiên, chủ đề hợp tác an ninh cũng nằm trong chương trình thảo luận. Trong bản thông cáo chung được trang mạng Nikkei trích dẫn, hai nước nhất trí « thành lập đội tầu tuần tra và tầu đa năng ».

Dù không trực tiếp nêu tên Trung Quốc, bản thông cáo chung cho biết : « Hai nước chia sẻ lợi ích chung trong việc duy trì và xúc tiến các vùng biển tự do, mở rộng và ổn định đối với hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong vùng ».

Hai bên thống nhất sáu vùng xa xôi nhất của Indonesia sẽ là trọng tâm của chương trình hợp tác, trong đó có quần đảo Natuna nằm ở phía nam Biển Đông, nơi hải quân Indonesia đã bắt được nhiều tầu cá Trung Quốc xâm phạm vào năm 2016.

Ông Brahmantya Poerwadi, một quan chức Indonesia thuộc bộ Hàng Hải và Ngư Nghiệp, cho biết Nhật Bản sẽ tài trợ để phát triển một hệ thống radar giám sát bờ biển và một vệ tinh nhằm giúp ngư dân truyền thống Indonesia cải thiện năng lực.

Công nghệ mới sẽ giúp Indonesia bảo vệ vùng biển khỏi nạn đánh bắt trộm nhờ khả năng phát hiện tốt hơn tầu cá nước ngoài, kể cả tầu của Trung Quốc.

Theo ông Poerwardi, thỏa thuận cuối cùng sẽ được tổng thống Widodo và thủ tướng Abe ký vào cuối năm 2017, bên lề Thượng Đỉnh Đông Á (gồm ASEAN và 8 nước), được tổ chức tại Manila vào tháng 11.

Các cuộc đàm phán về phát triển hàng hải chung được tăng cường từ chuyến công du Jakarta của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào tháng 01/2017.

Nhật Bản và Indonesia tăng cường hợp tác kể từ khi Hoa Kỳ giảm bớt sự hiện diện tại Biển Đông dưới thời tổng thống Donald Trump.
Biển Đông : Nhật-Ấn tăng cường hợp tác quốc phòng đối phó với Trung Quốc

Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ, Arun Jaitley và đồng nhiệm Nhật bản Itsunori Onodera, ngày 06/09/2017 đã tham dự nhiều cuộc họp trong khuôn khổ đối thoại thường niên giữa hai bộ tại Tokyo.

Theo trang IndiaTVNews, hai bên nhất trí hợp tác chặc chẽ trong lĩnh vực chế tạo quốc phòng, kể cả công nghệ lưỡng dụng. Bộ Quốc Phòng hai nước cũng đồng ý bắt đầu các cuộc thảo luận mang tính kỹ thuật về hợp tác nghiên cứu trong các lĩnh robot và phương tiện không người lái mặt đất (UGV).

Ấn Độ có kế hoạch mua thủy phi cơ US-2 ShinMaywa của Nhật Bản để trang bị cho Hải Quân.

Trong một bản thông cáo ngày 06/09, New Delhi cho biết :
« Các bộ trưởng đã trao đổi quan điểm và ý kiến nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác về mặt quốc phòng và an ninh trong khuôn khổ « Đối Tác Chiến Lược Ấn Độ-Nhật Bản và Đối Tác Toàn Cầu » ».

Switch mode views: