Đường vào Elysée : Nghịch lý Emmanuel Macron
- Thứ Năm, 30 tháng Ba năm 2017 22:29
- Tác Giả: Tú Anh
Emmanuel Macron, trong cuộc mít tinh tại thành phố Dijon, ngày 23/03/2017.REUTERS/Robert Pratta
Do đâu một ứng cử viên có thể dẫn đầu cuộc chạy đua vào điện Elysée với một cương lĩnh chính trị « Tiến bước » đi ngược lại quan điểm của số đông dân Pháp ?
Củng cố Liên Hiệp Châu Âu, tự do hóa thương mại, điều hành đất nước đứng trên biên cương đảng phái… Với tỷ lệ tín nhiệm 26%, Emmanuel Macron, 39 tuổi, cựu bộ trưởng Tài Chính của tổng thống François Hollande chinh phục được cử tri trung tả và trung hữu.
RFI đặt câu hỏi với giáo sư Lê Đình Thông, đại học Paris-Nanterre.
Một bài phân tích của Viện Jean Jaurès ngày 20/03/2017 đã liệt kê một loạt quan điểm « cấp tiến » của ứng cử viên trẻ tuổi nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2017.
Những quan điểm từ « thân châu Âu » cho đến « rộng lượng với di dân, thuyền nhân » của Emmanuel Macron bị xem là xa rời ưu tư chung của công luận Pháp, đang bị nạn thất nghiệp và khủng bố ám ảnh. Thế nhưng, những quan điểm này lại tạo ra kết quả bất ngờ là đưa ứng cử viên không đảng phái này lên vị trí có thể đắc cử. Do đâu có hiện tượng « nghịch lý » này ?
Không bột mà khuấy nên hồ ?
Vào ngày 06/04/2016, bộ trưởng Emmanuel Macron đã gây bất ngờ khi thông báo sáng lập phong trào « Tiến bước », một phong trào chính trị mới, không tả cũng không hữu, trong khi tổng thống François Hollande để ngỏ cánh cửa tái tranh cử.
Buổi mít-tinh ra mắt thu hút 3.000 người. Ba tuần sau ông từ chức bộ trưởng để « sẵn sàng đứng ra gánh vác trọng trách lãnh đạo quốc gia ».
Cho dù tiếp xúc với trẻ em như qua đoạn băng thu tại một trưởng tiểu học ở Issy Moulineaux, không xa trụ sở của RFI, hay tham gia mít-tinh chính trị với hàng chục ngàn khán giả, cựu bộ trưởng Kinh Tế của tổng thống François Hollande luôn tỏ ra từ tốn :
« Cho dù nhiều người không đồng ý, nhưng tôi biết rõ là hai đảng cánh tả và cánh hữu truyền thống không còn khả năng mang lại những gì có ý nghĩa cho đất nước.
Bởi vì hai đảng này đã mệt mỏi và tự đánh mất chính họ trong cuộc xâu xé nội bộ ».
Vượt lên trên một chục đối thủ khác từ tả đến hữu trong các kết quả thăm dò ý kiến không phải là chuyện ngẫu nhiên cũng không bất thường, theo nhận định của nhà chính trị học Oliver Rouquan, ủng hộ phong trào « Tiến bước » :
« Chúng ta nhanh chóng thấy rõ là phía sau phong trào « Tiến Bước » là những con người bằng da bằng thịt chứ không phải chỉ là những máy điện toán.
Họ tham gia rất đông đảo các cuộc mít-tinh, một sự kiện lâu lắm rồi mới thấy lại.
Tất cả các đảng chính trị truyền thống đều không thu hút, không huy động được đông người như thế. Từ đó, không thể nói phong trào « Tiến Bước » là một hiện tượng phù du, nhất thời.
Phong trào đã bước vào giai đoạn thảo luận, đối chiếu lập luận. Ứng cử viên Emmanuel Macron không chao đảo, vẫn thẳng tiến. Do vậy không thể nói Emmanuel Macron là một tay phù thủy « soái đậu thành binh ».
Bốn phương hội tụ ?
Trong số chính khách cánh tả ủng hộ sớm nhất có cựu tổng bí thư đảng Cộng sản Pháp, Robert Hue. Gerard Collomb, thị trưởng Lyon, thành phố lớn thứ ba tại Pháp và cũng là một trong những chính khách có trọng lượng trong đảng Xã Hội đầu tiên ủng hộ ứng cử viên « đứng giữa » lạc quan :
« Cách nay sáu tháng, không một ai nghĩ rằng một ứng cử viên cấp tiến có thể chiến thắng bầu cử Pháp. Hôm nay, người ta chắc chắn ông Emmanuel Macron sẽ vào được vòng chung kết.
Tôi tin rằng ông ấy sẽ đắc cử tổng thống ».
Do vậy, Emmanuel Macron trở thành mục tiêu tấn công không khoan nhượng của hai đối thủ François Fillon, cánh hữu và Marine Le Pen, cực hữu bài ngoại.
Trong bối cảnh ứng cử viên cánh hữu bị pháp luật chiếu cố vì tai tiếng nhũng lạm quyền thế thời làm dân biểu, tạo công văn việc làm ảo cho vợ con nhưng bị đại diện phe cực hữu, cũng bị tai tiếng lấy tiền của Nghị Viện Châu Âu trả lương cho hai người thân cận họat động cho đảng, khai thác để giành lợi thế, Emmanuel Macron tỏ ra mô phạm, phân tích :
« Chúng ta đang trải qua một giai đoạn nghiêm trọng. Tai tiếng nhũng lạm quyền thế mỗi ngày lộ ra một vụ cho thấy cung cách hành xử của một thời tưởng đâu đã qua.
Xin quý vị đừng huýt sáo chê bai những người bị tai tiếng mà hãy suy ngẫm về những bất cập đang diễn ra trong sinh hoạt chính trị Pháp.
Những loại tai tiếng này không hay cho ai cả. Bởi vì cuộc tranh đấu của chúng ta là không để cho phe cực hữu lợi dụng các tai tiếng này để lấy phiếu cử tri ».
Lần lượt , nhiều nhà chính trị có uy tín trong công luận và kinh nghiệm chính trường ủng hộ Emmanuel Macron : như cựu thủ tướng Manuel Valls, đương kim bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian.
Tiến xa hơn nữa là lãnh đạo cánh trung François Bayrou đem đảng MoDem « liên minh » với « Tiến bước ».
Giáo sư Oliver Rouquan cho đây là dấu hiệu khả năng lãnh đạo quốc gia của « gà nhà » được tin cậy : « Đây là tín hiệu cho thấy Emmanuel Macron, cho dù không có một đảng chính trị, nhưng ông có thể thành lập một chính phủ với những người và một mạng lưới nhân sự có kinh nghiệm yểm trợ nhau.
Sát vai nhau không những trong chính phủ, trong bộ máy Nhà nước mà còn lan ra toàn xã hội »..
Sự ủng hộ của các nhân vật có uy tín này làm tăng thêm uy tín của Emmanuel Macron một khi đắc cử tổng thống để điều hành việc nước.
Để tìm hiểu thêm về « hiện tượng nghịch lý Macron », RFI đặt câu hỏi với giáo sư bang giao quốc tế Lê Đình Thông, Đại học Paris-Nanterre.
« Ngư ông đắc lợi »
RFI: Với tư cách là một nhà phân tích độc lập, giáo sư giải thích thế nào về hiện tượng Macron ?
Giáo sư Lê Đình Thông: Kinh nghiệm chính trị của ứng cử viên Macron bắt đầu từ số 0 (ex nihilo), lại được nhiều người ủng hộ là một trường hợp khá hy hữu.
Lý do là vì vận xấu của ứng cử viên Fillon trở nên cơ may cho Macron, như câu tục ngữ : ‘‘Bạng Duật tương trì, ngư ông đắc lợi’’ (trai cò níu kéo, ngư ông đắc lợi).
‘‘Bạng’’ là những rắc rối tư pháp của Fillon. ‘‘Duật’’ là sự phân hóa trầm trọng của đảng Xã Hội. Cựu thủ tướng Manuel Valls và bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian đều lên tiếng ủng hộ Macron.
Còn lại, ‘‘Ngư ông’’ là ứng cử viên trẻ tuổi Macron, sinh cuối năm 1977, ung dung hưởng lợi.
Có tới 65% cử tri ủng hộ Macron cho biết còn có thể thay đổi ý kiến, so với 25% của Marine Le Pen và 39% của François Fillon.
Macron được 45% cử tri thuộc đảng Xã Hội ủng hộ, 44% của Phong Trào Dân Chủ MoDem, 43%, 43% UDI (Union des Démocrates et Indépendants : Liên Hiệp Dân Chủ và Độc Lập).
Về mặt địa lý, ứng cử viên trung-tả (centre gauche) Macron được 27,5 % cử tri Bretagne, 25% Pays de la Loire, 24,5% ở Île de France.
RFI: Giáo sư có thể nói qua vài điểm chính yếu trong chương trình tranh cử của ứng cử viên Macron?
Giáo sư Lê Đình Thông: Kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy 32% cán bộ cao cấp ủng hộ Macron, so với 19% dành cho Fillon, 15% Marine Le Pen 15%.
Nếu đắc cử, Macron tuyên bố giảm chi 25 tỷ euros trong số có 15 tỷ : bảo hiểm bệnh tật, 10: bảo hiểm thất nghiệp, 10 tỷ: các đơn vị hành chính địa phương (collectivités locales). Macron còn muốn giảm bớt 120 ngàn công chức.
Về thuế khóa, Macron hứa sẽ giảm thuế doanh nghiệp, giảm các khoản trích suất lương bổng, bỏ một phần thuế cư trú, đầu tư 50 tỷ, trong số 15 tỷ nhằm huấn nghiệp cho các thanh niên và các người thất nghiệp, 15 tỷ cho việc chuyển giao năng lượng, thay trợ cấp RSA bằng tiền lương SMIC nhằm tạo công ăn việc làm, bãi bỏ các chế độ nghỉ hưu đặc biệt, bãi bỏ việc bố trí lại các hình phạt giam giữ dưới hai năm, bải bỏ chế độ nghỉ hưu ưu đãi dành cho các nghị sĩ và đại biểu quốc hội, cấm những người này không được mượn vợ con làm trợ lý ăn lương, thành lập quỹ công nghệ và canh tân với ngân sách 10 tỷ euros, lấy từ lợi tức cổ phần, Nhà nước hùn vốn trong các đại tập đoàn.
RFI: Một vấn đề thời sự khác là di dân nhập cư. Chương trình tranh cử của ông Macron khác biệt gì so với hai đối thủ hàng đầu?
Giáo sư Lê Đình Thông: Về vấn đề nhập cư, François Fillon mong muốn ghi vào Hiến Pháp định mức nhập cư. Định mức này do Quốc Hội biểu quyết hàng năm, căn cứ và khả năng nước Pháp tiếp nhận và khả năng hội nhập của người nhập cư. Ứng cử viên Fillon hạn chế đoàn tụ gia đình và nhập tịch. Chỉ những người sống ở Pháp ít nhất hai năm mới nhận được trợ cấp xã hội.
Ứng cử viên Macron chủ trương duy trì chính sách nhập cư hiện nay, những người bị bác đơn sẽ bị trục xuất.
Ứng cử viên Marine Le Pen đề nghị một chính sách nhập cư chặt chẽ, với việc định mức 10 ngàn người một năm, bãi bỏ quyền nhập tịch cho những người sinh ra tại Pháp, chấm dứt việc điều chính giấy tờ cho những người cư ngụ bất hợp pháp, chấm dứt việc đoàn tụ gia đình hàng loạt, đồng thời đình chỉ việc nhập tịch vì lý do lập gia đình với người có quốc tịch Pháp.
Related news items:
Tin mới
- Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ gặp rắc rối - 31/03/2017 18:01
- Kiều dân Pháp tại Trung Quốc được kêu gọi cảnh giác - 31/03/2017 17:52
- Hàn Quốc : Cựu tổng thống Park Geun-hye bị bắt, đối lập hoan hỉ - 31/03/2017 17:31
- Bộ quy tắc COC sẽ do Trung Quốc sắp đặt ? - 31/03/2017 17:04
- Trung Quốc tập trận ở Hoàng Sa để hù dọa Việt Nam ? - 31/03/2017 16:29
- Du lịch Mỹ thiệt hại $18 tỷ vì sắc lệnh di trú của TT Trump - 31/03/2017 03:27
- CSVN: ‘Mỹ trao giải thưởng cho Mẹ Nấm là thiếu khách quan’ - 31/03/2017 03:20
- Ivanka Trump chính thức làm phụ tá cho cha - 31/03/2017 03:12
- Ngoại trưởng Mỹ công du Thổ Nhĩ Kỳ với trọng tâm là hồ sơ Syria - 31/03/2017 01:47
- Thủ tướng Đức Merkel không muốn có các cuộc đàm phán song song - 30/03/2017 23:22
Các tin khác
- Trung Quốc đóng tầu đổ bộ tấn công cực lớn - 30/03/2017 22:05
- TQ đẩy mạnh nhập than Bắc Triều Tiên trước khi ra lệnh tạm dừng - 30/03/2017 22:00
- Cư dân mạng Trung Quốc kêu gọi tẩy chay hàng Pháp - 30/03/2017 21:29
- Biển Đông: ASEAN và Trung Quốc bàn về COC ở Cam Bốt - 30/03/2017 21:21
- Năng lượng, khí hậu : Trump muốn xóa dấu ấn của Obama - 29/03/2017 18:27
- Trung Quốc xác nhận vụ bắt giữ một nhà hoạt động nhân quyền Đài Loan - 29/03/2017 17:26
- Công du Indonesia, tổng thống Pháp ca ngợi Hồi Giáo “bao dung” - 29/03/2017 17:20
- Biển Đông : Manila và Bắc Kinh sẽ đàm phán trực tiếp vào tháng Năm - 29/03/2017 17:10
- Bắc Kinh yêu cầu Paris bảo vệ công dân Trung Quốc - 29/03/2017 17:04
- Miến Điện: Năm cầm quyền đầu tiên đầy khó khăn của Aung San Suu Kyi - 29/03/2017 16:16