Biên giới Ireland gây bế tắc cho đàm phán về Brexit
- Thứ Tư, 17 tháng Mười năm 2018 16:35
- Tác Giả: Thanh Phương
Một tấm biển phản đối Brexit, đặt tại biên giới Irland và Bắc Irland, ngày 1/12/2017.
Paul FAITH / AFP
Các cuộc đàm phán về việc đưa nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu ( Brexit ) cho tới nay vẫn vấp phải cản ngại chủ yếu, đó là vấn đề biên giới Ireland, một vấn đề khiến các nhà thương thuyết nhức đầu trong nhiều tháng qua.
Cả Luân Đôn lẫn 27 thành viên còn lại của Liên Hiệp Châu Âu đều không muốn tái lập đường biên giới này, nhưng họ lại bất đồng về giải pháp.
Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu vì sao vấn đề này lại phức tạp đến mức nó gây bế tắc cho đàm phán về Brexit, khiến trưởng phái đoàn thương thuyết của Liên Hiệp Châu Âu đã phải đề nghị kéo dài thêm một năm thời kỳ chuyển tiếp sau Brexit.
Với việc Anh Quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đường biên giới dài 500 km giữa tỉnh Bắc Ireland ( thuộc Anh Quốc ) với Cộng hòa Ireland ( quốc gia thành viên Liên Hiệp Châu Âu ) sẽ trở thành đường biên giới trên bộ duy nhất giữa Anh Quốc với Liên Hiệp Châu Âu.
Luân Đôn đã quyết định rút ra khỏi liên minh thuế quan và thị trường duy nhất châu Âu, tức là không còn có sự tự do đi lại và không còn các chuẩn và thuế quan chung, cho nên sẽ phải tái lập việc kiểm tra ở biên giới.
Theo số liệu thống kê của năm 2016 thì có đến 31% hàng xuất khẩu của Bắc Ireland là sang Ireland và mỗi ngày có đến khoảng 30 ngàn người qua lại biên giới.
Cho nên, người dân và doanh nghiệp ở hai bên đang tha thiết mong muốn là sự giao thương và đi lại trong tương lai sẽ không bị cản trở do Brexit.
Mặt khác, hiệp định hòa bình 1998 đã chấm dứt các vụ bạo động ở hai miền.
Việc tái lập đường biên giới giữa Bắc Ireland và Ireland đang gây lo ngại về nguy cơ tái diễn các vụ rối loạn đó.
Cảnh sát dự báo là các nhóm bán quân sự vốn không chấp nhận hiệp định 1998 rất có thể sẽ tấn công vào các cơ sở ở đường biên giới được tái lập.
Giải pháp nào cho biên giới Ireland ?
Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị một quy chế đặc biệt cho Bắc Ireland, với những quy định giống như Liên Hiệp Châu Âu. Để đẩy nhanh tiến trình thương lượng,
Luân Đôn vào tháng 12/2017 đã chấp nhận một giải pháp mang tên là « backstop », hay còn được gọi là « lưới an toàn », sẽ được áp dụng nếu không có giải pháp thương lượng nào tốt hơn, nhằm tránh việc tái lập biên giới Ireland.
Trong những điều kiện đó, 27 quốc gia Liên Hiệp Châu Âu cho rằng Bắc Ireland có thể ở lại bên trong liên minh thuế quan và thị trường duy nhất châu Âu, không giới hạn thời gian.
Nhưng đây là một giải pháp không thể chấp nhận được đối với Luân Đôn, vì họ cho là làm như thế sẽ gây tổn hại cho toàn vẹn lãnh thổ của Vương quốc Anh và thị trường nước này.
Về phần mình, thủ tướng Anh Theresa May đã đề nghị là giải pháp « backstop » được áp dụng trên toàn bộ Vương quốc Anh và việc áp dụng phải giới hạn về thời gian.
Nhưng Bruxelles đã bác bỏ cả hai đề nghị đó.
Bà May cũng cho rằng trong tương lai gần nếu thành lập được một vùng tự do mậu dịch về hàng hóa, bao gồm cả Anh Quốc và Liên Hiệp Châu Âu thì vấn đề biên giới Ireland sẽ được giải quyết.
Nhưng đối với Bruxelles, việc thiết lập vùng tự do mậu dịch này sẽ được bàn đến sau, khi đàm phán về quan hệ tương lai giữa hai bên.
Cho dù 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu không chống lại dự án thiết lập vùng tự do mậu dịch, nhưng họ xem đây là mưu toan không thể chấp nhận được của thủ tướng Theresa May để cho Anh Quốc tiếp tục nằm trong thị trường duy nhất và liên minh thuế quan châu Âu với một quy chế dành riêng cho nước này.
Nhưng cũng phải thông cảm cho vị thế rất khó khăn hiện nay của bà Theresa May, vì thủ tướng Anh phải cần đến các dân biểu của DUP, một đảng nhỏ của Bắc Ireland, để có được đa số tuyệt đối ở Quốc Hội.
Thế mà đảng này cho tới nay vẫn không chấp mọi quy chế đặc biệt cho tỉnh Bắc Ireland.
Tin mới
- Khủng hoảng Áo Vàng đe dọa tham vọng cải tổ nước Pháp của TT Macron - 06/12/2018 14:56
- Giải mã mưu lược của ông Trump đối với truyền thông - 03/12/2018 20:29
- Khủng hoảng Áo Vàng : Chính phủ Pháp tìm một lối thoát hẹp - 03/12/2018 19:47
- Trump sẽ mang vị mặn chát của Biển Đông và Biển Đen vào G20 và và bữa ăn tối với Tập cận Bình - 01/12/2018 02:41
- TT D. TRUMP: ĐÃ ĐẾN LÚC LHQ PHẢI CẢI CÁCH - 26/11/2018 03:24
- Tập Cận Bình đang thất bại ở nước nào? - 26/11/2018 00:14
- Hiệp định INF chấm dứt : Nguy cơ chiến tranh hạt nhân - 23/11/2018 17:05
- Tương lai Brexit bất định dù chính phủ thông qua thỏa thuận ly hôn với EU - 16/11/2018 01:08
- Bầu cử giữa kỳ: Bài trắc nghiệm của tổng thống Trump trước dân Mỹ và quốc tế - 13/11/2018 22:29
- Vụ Khashoggi đe dọa chiến lược của Mỹ tại Trung Đông - 18/10/2018 21:21
Các tin khác
- 99% tiên đoán sai, chỉ 1% tiên đoán đúng trong đó có Donald Trump - 04/10/2018 04:07
- Đại họa cho Việt Nam nếu Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước - 30/09/2018 23:42
- Một Thỏa Hiệp cần xét lại - 30/09/2018 23:28
- Dấu ấn tuần qua: Khi cựu Tổng thống buông lời khiếm nhã - 12/09/2018 21:29
- TT TRUMP ĐANG THẮNG HAY THUA? - 09/09/2018 05:13
- Miến Điện vỡ mộng sau hai năm Aung San Suu Kyi cầm quyền - 06/09/2018 22:02
- Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác kinh tế với châu Phi để tạo liên minh chính trị - 03/09/2018 15:48
- Luận Anh Hùng, Mc Cain ? - 28/08/2018 22:20
- Lại phải nói tiếp về Mahathir - 24/08/2018 23:30
- Phải Chăng Trung Quốc Đã Đi vào Vết Xe Đổ Của Nhật Bản? - 16/08/2018 21:14