Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Mỹ buộc truyền thông Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài

usa-election-new-york

Bỏ phiếu bầu cử sơ bộ trong đảng Dân Chủ tại New York ngày 13/09/2018. Mỹ muốn ngăn chận Trung Quốc tác động lên bầu cử.
Reuters

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã ra lệnh cho hai cơ quan truyền thông hàng đầu của Trung Quốc đăng ký như cơ quan nước ngoài, trong nỗ lực chống lại các hoạt động của Bắc Kinh nhằm gây ảnh hưởng lên chính trường Mỹ.

Phía Trung Quốc hôm nay 19/09/2018 kêu gọi Washington không đặt ra rào cản đối với báo chí Hoa lục.
Tờ New York Times hôm qua dẫn các nguồn tin thông thạo cho biết Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ tuần trước đã yêu cầu Tân Hoa Xã và đài truyền hình nhà nước bằng tiếng Anh CGTN phải đăng ký là cơ quan nước ngoài, và việc này sẽ hạn chế các hoạt động thu thập thông tin tại Washington.

Năm ngoái, Hoa Kỳ đã buộc kênh truyền hình RT (Russia Today) và trang Sputnik của Nga phải đăng ký theo luật Foreign Agents Registration Act (FARA).
 Tác động của quyết định này rất lớn : RT và Sputnik không còn được cấp thẻ để tiếp xúc với các dân biểu, nghị sĩ và viên chức quan trọng của Mỹ, vì bị coi là cơ quan tuyên truyền chứ không phải cơ quan báo chí.

Tờ báo Mỹ cho biết hồi tháng Giêng, các thượng nghị sĩ Marco Robio và Patrick Leahy đã gởi thư cho bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đòi hỏi có biện phái tương tự với Tân Hoa Xã và CGTN.

New York Times nêu ví dụ như hồi tháng 7/2016, một video dài ba phút của Tân Hoa Xã tuyên bố « chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc tại Biển Đông » đã được phát đi phát lại đến 120 lần trong một ngày, trong suốt hai tuần lễ, trên màn hình khổng lồ ngay trên quảng trường trung tâm nổi tiếng Times Square ở New York.

Hôm nay, Reuters dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng, nói rằng Bắc Kinh đang thảo luận với phía Mỹ, bày tỏ hy vọng Washington sẽ không « đặt ra các rào cản cho truyền thông », không « chính trị hóa » vấn đề, « tất cả các nước phải có cái nhìn cởi mở với báo chí ».
Tuy nhiên hãng tin Anh nhắc lại, Trung Quốc lâu nay vẫn phong tỏa nhiều trang web của các tổ chức báo chí nước ngoài, trong đó có cả Reuters.

Đạo luật FARA được thông qua từ năm 1938 nhằm ngăn chận các hoạt động tuyên truyền bí mật của phe quốc xã trên đất Mỹ, đòi hỏi tất cả các cơ quan và cá nhân làm công việc vận động hành lang hay giao tế cho một định chế nước ngoài phải đăng ký và cập nhật thường xuyên cho bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Switch mode views: