Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bắc Hàn đe dọa đảo thuộc Nam Hàn


kim jong un koreaN
Lãnh đạo Bắc Hàn

 

Bắc Hàn mới đây đơn phương tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận ngừng bắn với Nam Hàn

Trang mạng tuyên truyền của Bắc Hàn đã cảnh báo về các cuộc tấn công mới nhắm vào các hòn đảo thuộc Nam Hàn và khuyến cáo các cư dân miền Nam rời đi.

Trang mạng Uriminzokkiri, liên quan tới chính quyền miền Bắc, đề cập các mục tiêu bao gồm hòn đảo Yeonpyeong vốn từng bị các lực lượng quân sự miền Bắc pháo kích hồi năm 2010.


Bình Nhưỡng đã thực hiện một loạt các răn đe kể từ lần thử hạt nhân cuối cùng trong tháng Hai của họ khiến Liên Hợp Quốc thắt chặt các biện pháp trừng phạt.

Hôm thứ Sáu, Hoa Kỳ nói sẽ tái điều chỉnh trọng tâm của hệ thống phòng thủ hỏa tiễn tới bờ biển phía tây nhằm chống lại các mối đe dọa của Bắc Hàn.

Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho hay 14 khẩu đội sẽ được bổ sung tại Alaska vào năm 2017, thêm vào con số 30 đã được triển khai dọc theo bờ biển.

Hôm 12/2, Bắc Hàn đã thử nghiệm một thiết bị hạt nhân, được cho là thử nghiệm lần thứ ba cùng loại.

Động thái này dẫn tới việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án và thắt chặt cấm vận đối với chế độ.

Ngay trước và sau khi Liên Hợp Quốc ra các tuyên bố trên, Bình Nhưỡng cho biết sẽ trả thù các biện pháp trừng phạt, trong đó họ đe dọa khởi động một cuộc tấn công hạt nhân phủ đầu chống lại Hoa Kỳ.

'Dễ bị tấn công'

Truyền thông Bắc Hàn cũng xuất hiện nhiều lời lẽ cay độc chống lại miền Nam.

Các lời đe dọa được đưa ra ngay sau khi Thủ tướng Nam Hàn Chung Hong-won đến thăm đảo Yeonpyeong hôm 14/3.

Hoa Kỳ và Nam Hàn cũng đã bắt đầu cuộc tập trận quân sự hồi đầu tuần.

Nhóm đảo phía tây của Nam Hàn được coi là đặc biệt dễ bị tấn công khi chúng tọa lạc ở khoảng cách 10 km về phía nam của ranh giới trên biển giữa hai miền.

Hồi năm 2010, miền Bắc đã sử dụng hỏa lực mạnh của pháo binh bắn phá đảo Yeonpyeong làm bốn người chết.

Chính sách đối ngoại của Bắc Hàn trong nhiều thập niên được cho là bị chi phối bởi các đe dọa tấn công quân sự và chương trình hạt nhân ồn ào của họ.

Mặc dù Bình Nhưỡng đã từ bỏ một số cấu phần của chương trình hạt nhân để đổi lấy viện trợ, quốc gia cộng sản này vẫn tiếp tục phát triển hỏa tiễn và làm giàu nguyên liệu hạt nhân.

Các hỏa tiễn tiên tiến nhất của họ được tuyên bố có khả năng bay tới Alaska.

Tuy nhiên, các hỏa tiễn này không được cho là có thể mang đầu đạn hạt nhân.

Switch mode views: