Nhật muốn đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương
- Thứ Sáu, 15 tháng Ba năm 2013 16:49
- Tác Giả: Thụy My
Một số thành viên TPP tại Thượng đỉnh Auckland, New Zealand, 12/2010
Gobierno de Chile
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay 15/03/2013 loan báo, Nhật Bản quyết định tham gia vào việc đàm phán Hiệp định Đối tác Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hiệp định này do Hoa Kỳ khởi xướng, nhằm thành lập một khu vực tự do mậu dịch lớn nhất thế giới.
Trong cuộc họp báo hôm nay, ông Abe tuyên bố : « Tôi đã quyết định là Nhật Bản sẽ bước vào thương lượng về TPP. Thái Bình Dương rộng bao la đang trở thành nội hải của một tập hợp kinh tế khổng lồ », đồng thời bày tỏ mong muốn việc thương thảo sẽ khởi đầu « càng sớm càng tốt ».
Tuy vậy, Tokyo chỉ có thể chính thức tham gia trong ít nhất là 90 ngày tới. Đây là thời gian cần thiết để các nước đối tác hiện nay của TPP, nhất là Hoa Kỳ, đưa việc Nhật Bản tham gia ra Quốc hội nước mình duyệt xét.
Hoa Kỳ, hiện đang dành ưu tiên cho châu Á, đã gây áp lực để nền kinh tế lớn thứ ba thế giới tham gia, nhằm nâng cao tầm vóc của TPP.
Hiện dự án này quy tụ các nước Úc, Brunei, Chilê, Canada, Hoa Kỳ, Malaysia, Mêhicô, New Zealand, Pêru, Singapore và Việt Nam. Nhưng không có Trung Quốc !
Trên lý thuyết, TPP khi được ký kết sẽ tạo thành một « câu lạc bộ » chiếm đến 40% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu – theo như số liệu của chính phủ Nhật.
Cũng theo Tokyo, thì việc tham gia TPP sẽ giúp tỉ lệ tăng trưởng của Nhật Bản tăng 0,66 điểm.
Rất thực tế, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng nếu không bước lên tàu thì Nhật Bản sẽ phải ở lại trên sân ga.
Ông nói : « Nước Nhật đang ở chân tường, với sinh suất giảm và tình trạng lão hóa. Phải chăng Nhật Bản quá thu mình lại ? (…) Chỉ còn có Nhật chưa bước vào một khu vực kinh tế mở như các nước mới nổi ở châu Á hay châu Mỹ ».
Nếu giới chủ Nhật Bản luôn thúc đẩy gia nhập TPP để thúc đẩy nền kinh tế, nhờ việc dỡ bỏ hàng loạt rào cản thuế quan, thì ngành nông nghiệp, kể cả trong nội bộ đảng Dân chủ Tự do (PLD) cầm quyền luôn nhấn mạnh nguy cơ cho ngành này, vốn đang được bảo hộ.
Nhưng ông Shinzo Abe nói thẳng : « Nông nghiệp đang đi xuống ngay cả lúc chưa có vấn đề TPP ».
Thủ tướng Nhật đảm bảo sẽ bảo vệ quyền lợi đất nước, và nhắc nhở rằng hiện ông mới chỉ cam kết tham gia vào thương lượng mà thôi.
Đó là vì ông không thể thất bại trong kỳ bầu cử Thượng viện vào tháng Bảy tới. Dù chỉ chiếm có 1,6% tổng sản phẩm nội địa, ngành nông nghiệp Nhật Bản ảnh hưởng lớn đến các cuộc bầu cử nhờ vận động hậu trường mạnh mẽ.
Trong cuộc gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tháng Hai, ông Shinzo Abe đã nhận được lời cam kết là Nhật sẽ không bị buộc phải dỡ bỏ tất cả hàng rào thuế quan.
Tuy vậy hôm qua ủy ban phụ trách về TPP trong đảng đã yêu cầu ông Abe phải tranh đấu cho được quyền đặc miễn đối với các sản phẩm « nhạy cảm » như lúa mì, thịt bò, sản phẩm từ sữa, và nhất là gạo (hiện nay bị đánh thuế đến 770%).
Bộ trưởng Nông nghiệp Yoshimasa Hayashi nhìn nhận việc thương thảo sẽ rất gay cấn.
Thụy My
Related news items:
Tin mới
- Giáo hoàng Franxico, cổ động viên bóng đá cuồng nhiệt - 17/03/2013 03:04
- Uy tín bà Aung San Suu Kyi bắt đầu bị sứt mẻ tại Miến Điện - 17/03/2013 02:53
- Bắc Hàn đe dọa đảo thuộc Nam Hàn - 16/03/2013 21:03
- Vatican - thần quyền ở thế kỷ 21 - 16/03/2013 18:58
- Chính phủ Venezuela bỏ ý định ướp xác cố tổng thống Chavez - 16/03/2013 18:41
- Hàng chục lính Mỹ kiện tập đoàn điện lực Nhật Bản Tepco về tội nói dối - 16/03/2013 18:33
- Ấn Độ : Một nữ du khách Thụy Sĩ bị cưỡng hiếp tập thể - 16/03/2013 17:44
- Trung Quốc chúc mừng và chỉ trích Vatican - 15/03/2013 22:06
- Đánh giá chương trình hạt nhân Iran, một trắc nghiệm về khả năng của CIA. - 15/03/2013 20:01
- Các nhà báo công dân Nga « lột trần » giới thân cận của Putin - 15/03/2013 17:05
Các tin khác
- Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chính thức lãnh đạo Trung Quốc - 15/03/2013 16:36
- Liên Hiệp Quốc yêu cầu Thái Lan điều tra vụ bắn người Rohingya - 15/03/2013 16:31
- Vụ thanh niên Công giáo: cầu cứu sứ quán - 14/03/2013 23:49
- Trung Quốc, Việt Nam và Trường Sa - 14/03/2013 20:29
- Người dân khu mỏ đồng Monywa thất vọng với Aung San Suu Kyi - 14/03/2013 20:04
- Cựu Ngoại trưởng Khmer Đỏ Ieng Sary qua đời - 14/03/2013 19:57
- Chính phủ Thái Lan mở đối thoại đầu tiên với các nhóm nổi dậy miền nam - 14/03/2013 19:41
- Giáo hoàng gốc châu Mỹ đầu tiên : Sinh khí mới cho Giáo hội Công giáo ? - 14/03/2013 17:07
- Danh hiệu của tân giáo hoàng gây ngạc nhiên - 14/03/2013 04:59
- Cuộc sống ''Công giáo'' đầy sóng gió của Hugo Chavez - 13/03/2013 23:02