Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kim Jong Un đi Bắc Kinh : Tiền âm thầm, hậu ồn ĩ

kimjongun tapcanbinh
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cùng phu nhân và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Bắc Kinh, ngày 28/03/2018. Ảnh chụp từ màn hình của CCTV.
CCTV via Reuters

Sự kiện được nhiều tờ báo chính ở Pháp quan tâm đặc biệt là chuyến thăm của lãnh tụ Bắc Triều Tiên tới Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, một chuyến viếng thăm giữ bí mật hoàn toàn và chỉ được loan báo ồn ào khi đoàn tàu đặc biệt của Kim Jong Un đã trở về qua biên giới.

Chuyến thăm được thông báo là « không chính thức » nhưng đánh một dấu mốc mới trong quan hệ hai nước cũng như trong hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Ông Kim Jong Un và vợ, bà Ri Sol Ju, đã được lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đón tiếp với nghi thức long trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Các báo Pháp đều nhìn nhận đây là sự kiện có tầm quan trọng lớn đối với hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên đang diễn ra trong tiến trình ngoại giao nhiều khả quan.

Chuyến công du nước ngoài đầu tiên của lãnh đạo Kim Jong Un, điểm đến lại là Trung Quốc, được Le Monde mô tả là « Cuộc gặp lịch sử …». Trong khi đó, báo le Figaro chạy tựa bài viết : « Kim và Tập trưng bày mặt trận thống nhất tại Bắc Kinh ». Trước cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Mỹ Donald Trump, lãnh đạo BắcTriều Tiên củng cố vị thế bằng cách dựa vào người láng giềng Trung Quốc, Le Figaro nhận định khái quát về chuyến công du âm thầm nhưng lại rất ồn ào khi đã qua này.

Qua các hình ảnh được truyền thông hai nước phổ biến, Le Figaro nhận xét : « Không hề tỏ ra rụt dè bên cạnh chủ tịch một cường quốc kinh tế thứ 2 thế giới, Kim Jong Un muốn tỏ cho thấy mình là một lãnh đạo được tôn trọng, tự tin ». Còn về phần chủ nhà, tờ báo bình luận : « Tổ chức cuộc gặp này, Tập Cận Bình đã khéo léo thành công đặt mình vào trung tâm ván bài ngoại giao về hồ sơ hạt nhân bắc Triều Tiên » và « Trung Quốc không thể đứng ngoài cuộc để bảo vệ lợi ích chiến lược của mình ».

Theo Le Figaro, Bắc Kinh tìm cách giảm bớt đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên mà không biến Bình Nhưỡng thành kẻ thù, tránh được sự sụp đổ của chế độ Bình Nhưỡng mà hậu quả là Hàn Quốc cùng đồng minh Mỹ áp sát biên giới Trung Quốc. Còn Bình Nhưỡng thì muốn an tâm được Bắc Kinh bảo vệ trong trường hợp các cuộc thương lượng với Hàn Quốc hay với Mỹ chuyển hướng xấu. Nhưng « khó khăn của Bình Nhưỡng là ở phần tiếp theo. Tức là làm sao để không trở nên quá lệ thuộc vào người láng giềng lớn », Le Figaro nhận định.

Trung Quốc trở lại quân bài Bắc Triều Tiên để đối phó với Mỹ

Vẫn xung quanh chuyến đi Bắc Kinh lịch sử của Kim Jong Un, nhật báo Les Echos có bài phân tích nhận định cuộc gặp bất ngờ này cho thấy Bắc Kinh đang lập lại « mối liên minh thần thánh đối phó với Trump ».

Tờ báo ghi nhận là từ khi thành lập nước đến giờ, Bắc Triều Tiên vẫn sống trong tình trạng bị bao vây cùng với mối hoang tưởng thường trực bị tấn công. Bình Nhưỡng vẫn lý giải rằng kho vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo là phương tiện đáp trả chiến lược trước mối « đe dọa » của Hoa Kỳ. Việc giải trừ vũ khí chỉ có thể khi mà các kẻ thù của họ cũng làm tương tự.

Trước mắt, Bình Nhưỡng muốn Hoa Kỳ bỏ thỏa thuận liên minh quân sự với Hàn Quốc và rút 35 nghìn quân ra khỏi khu vực bán đảo Triều Tiên. Trong cuộc gặp thượng đỉnh với tổng thống Trump tới đây, có thể Kim Jong Un sẽ đồng ý đề cập đến vấn đề giải trừ hạt nhân nhưng cũng đừng bao giờ mong Bình Nhưỡng hủy hết kho vũ khí hạt nhân mà theo họ, đó là sự bảo đảm cho sự tồn vong của chế độ. Nhìn chung là còn rất nhiều điều mà Washington khó có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, theo Les Echos, Bắc Triều Tiên vẫn luôn là quân bài chiến lược của Trung Quốc trong khi Bắc Kinh đang tìm mọi cách hạn chế ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á, khu vực mà họ đã thống lĩnh trong nhiều thế kỷ. Với Trung Quốc lúc này, bất kể lãnh đạo Bắc Triều Tiên là ai, nền tảng tư tưởng của chế độ là gì, miễn là giúp cho chiến lược bảo vệ lợi ích của Trung Quốc.

Đón tiếp Kim Jong Un long trọng, tuyên truyền ồn ào sau đó, Bắc Kinh khẳng định sự trở lại ngoạn mục với hồ sơ Bắc Triều Tiên sau khi dường như bị thông báo cuộc gặp thượng đỉnh Kim-Trump gạt ra ngoài lề. Les Echos kết luận : « Một lần nữa, hai chế độ Cộng sản từ 1953 từng không ít lần bất hòa rồi lại tái hợp nhau, đang tìm được sự đoàn kết chung đối mặt với kẻ thù Mỹ ».

Pháp : Quốc tang tôn vinh trung tá hiến binh Arnaud Beltrame

Trang nhất hầu hết các báo Pháp đều trở lại sự kiện ngày 28/03 nhà nước Pháp tổ chức tang lễ quốc gia cho trung tá hiến binh Arnaud Beltrame, người đã thế mạng sống của mình để cứu con tin vô tội trong vụ khủng bố xảy ra tại thành phố Trèbes, đông nam nước Pháp hôm 23/03.

Một bức ảnh được các báo sử dụng gần như đồng loạt để minh họa sự kiện là tổng thống Emmanuel Macron nghiêng mình kính cẩn trước quan tài phủ quốc kỳ của trung tá Arnaud Beltrame, được đặt giữa sân khu bảo tàng quân đội Invalides. Các báo dành những lời ca ngợi, tôn vinh người anh hùng của nước Pháp cùng sự phẫn nộ với khủng bố Hồi Giáo cực đoan.

Tổ chức tang lễ quốc gia để tôn vinh hành động quả cảm phi thường của người sĩ quan hiến binh nhưng cũng là dịp để nước Pháp thể hiện nhất loạt đoàn kết, không phân biệt đảng phái chính trị, đối với khủng bố luôn rình rập đất nước.

Nhiều tờ báo như La Croix hay Le Parisien lấy lại cụm từ « Tinh thần kháng cự » trong diễn văn của tổng thống đọc tại tang lễ trung tá Arnaud Beltrame để chạy tựa lớn trang nhất. Các báo đều nhấn mạnh hành động trên là sự kháng cự trước cái gọi là « đầu óc mu muội man rợ », trước « kẻ thù quỷ quyệt » là « con quái vật Hồi Giáo cực đoan ».

Anh : Ngổn ngang Brexit một năm trước ngày ly dị châu Âu

Liên quan đến thời sự châu Âu, tính từ ngày hôm nay, như vậy là chỉ còn đúng một năm nữa, nước Anh sẽ chính thức chia tay Liên Hiệp Châu Âu. Brexit lại trở thành điểm chú ý của nhiều tờ báo Pháp.

La Croix ghi nhận : « Ở Vương Quốc Anh, những người ủng hộ ở lại EU lên tiếng ». Người dân Anh dường như bắt đầu cảm thấy vị đắng của cuộc ly hôn. Trong khi đó, các cuộc thương lượng chia tay giữa Luân Đôn với Bruxelles đang ngổn ngang bất đồng, rắc rối, thì ở trong nước chiến dịch tổ chức trưng cầu dân ý về Brexit đang bị tố cáo có gian lận tài chính. Những người phản đối Brexit muốn huy động lại phong trào phản đối tìm cách ngăn chặn tiến trình chia tay với Liên Hiệp Châu Âu.

Trong khi đó, theo nhật báo kinh tế Les Echos, « một năm trước Brexit, các doanh nghiệp vẫn trong mù mờ » và « một bầu không khí bất định vẫn tiếp tục đè nặng lên giới doanh nghiệp » ở Anh.

Nhật báo Les Echos ghi nhận những tiến bộ chính trị trong tháng qua về Brexit là rõ rệt. Một thỏa thuận nguyên tắc đã đạt được với sự nỗ lực lớn giữa Luân Đôn và Bruxelles như việc thanh toán tiền bạc tồn đọng trước khi ly dị, hay về số phận của những kiều dân Liên Hiệp Châu Âu sống tại Anh cũng như kiều dân Anh sống ở EU.

Tuần trước, hai bên đã đạt được nhất trí về thời hạn chuyển tiếp sau ly dị sẽ kéo đến tháng 12/2020. Trong thời gian đó, Luân Đôn tiếp tục được áp dụng luật chung của Liên Hiệp và có thể bắt đầu đàm phán các thỏa thuận thương mại với các nước ngoài EU. Tuy vậy, vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa thể giải quyết được như một giải pháp cho việc phân định biên giới mậu dịch giữa Cộng Hòa Ailen độc lập muốn duy trì quan hệ với châu Âu và Bắc Ailen sẽ cùng Anh khăn gói chia tay.

Một bất trắc lớn khác đó là tương lai các mối quan hệ thương mại mới giữa Vương Quốc Anh và Liên Hiệp Châu Âu thời kỳ hậu Brexit vẫn còn chưa biết thế nào. Cựu thủ tướng Anh thuộc Công Đảng, ông Tony Blair, trong tuần còn lên tiếng kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ 2 về Brexit.

Ukraina : Nadia Shavchenko từ thần tượng quốc gia thành kẻ thù dân tộc

Le Figaro đến với Ukraina với một câu chuyện như phim vừa xảy ra trên chính trường nước này qua bài : « Kiev tống giam cựu thần tượng Savchenko ».

Tờ báo cho hay, nữ quân nhân Nadia Savchenko, tù binh chiến tranh bị Nga giam giữ gần 2 năm và được trả tự do tháng 5 năm 2016, từng được truyền thông Ukraina thổi lên như là một thần tượng của tinh thần ái quốc, tuần trước đã bị bãi nhiệm dân biểu đồng thời bị chính quyền Kiev bắt giam ngay lập tức. Người nữ anh hùng 36 tuổi này bị cáo buộc lên « kế hoạch đảo chính đẫm máu » tại thủ đô Ukraina.

Chưởng lý Ukraina, Iouri Loutsenko thông báo có những « bằng chứng không thể chối cãi » cho thấy Nadia Savchenko đã lên kế hoạch « tấn công khủng bố » nhằm vào Quốc Hội Ukraina khi tổng thống Petro Porochenko phát biểu trước các nghị sĩ. Bằng chứng đó là nữ nghị trẻ này bị bắt hôm 15/3 vừa qua trước cửa tòa nhà Quốc Hội, trong người có giấu vũ khí. Theo cáo buộc, Savchenko còn dự tính ném nhiều quả lựu đạn vào diễn đàn tổng thống đang phát biểu sau đó xả súng vào các nghị sĩ. Chuyện quả thực như một kịch bản phim hành động.

Kịch bản của cáo buộc còn mô tả Savchenko còn lên kế hoạch hành động khủng bố đẫm máu ở nhiều nơi trong thủ đô với mục tiêu lật đổ tổng thống Porochenko.

Vậy là chỉ trong vòng 2 năm, Nadia Savchenko đã từ một nữ anh hùng dân tộc đã trở thành nhân vật đáng bị phỉ nhổ, kẻ thù của đất nước.

Để hiểu thêm về nhân vật này, Le Figaro cho biết : « Từ khi được trả tự do, phụ nữ trẻ này được mô tả như là một người có đầu óc dân tộc cực đoan. Cô trực tiếp kêu gọi thiết lập chế độ độc tài ở Ukraina và thường xuyên có các phát ngôn bài Do Thái. Nhưng có một nghịch lý nữa là từ hai năm qua, Nadia Savchenko hay nhắc lại quan điểm của Kremlin về cuộc xung đột ở Ukraina. Cựu nghị sĩ này coi cuộc chiến vùng Donbass là cuộc « nội chiến », một cách diễn giải mà Ukraina không chấp nhận » vì Kiev luôn coi chiến sự Donbass là cuộc xâm lăng của Nga.

Điều này khiến nhiều nhà quan sát cho rằng nữ anh hùng này đã quay sang phục vụ cho Nga và trở thành một « con ngựa thành Troy » của Kremlin trong bàn cờ chính trị Ukraina.


Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ, Mỹ thề đáp trả
30/03/2018
Putin Trump
Putin Trump
Chia sẻ

    1012

Xem bình luận

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 29/3 tuyên bố quyết định của Nga trục xuất 60 nhà ngoại giao Hoa Kỳ chứng tỏ Nga không quan tâm đến ngoại giao và Washington có quyền có hành động thêm nữa.

“Từ danh sách đưa cho chúng tôi rõ ràng là Liên bang Nga không muốn đối thoại về các vấn đề tác động đến hai nước,” phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định. “Chúng tôi có quyền đáp trả,” bà Nauert cho biết thêm.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Nga, cùng ngày, trục xuất 60 nhà ngoại giao Mỹ và loan báo sẽ đuổi thêm nhiều nhân viên ngoại giao từ các nước đồng thanh cùng Anh và Mỹ chỉ trích Nga trong vụ đầu độc cựu gián điệp hai mang người Nga, Sergei Skripal, và con gái ông ta, cô Yulia, tại Salisbury, Anh, hôm 4/3.

Đại sứ Mỹ tại Nga cũng được lệnh đóng cửa tòa lãnh sự ở St Petersburg, hành động ‘ăn miếng trả miếng’ đối với việc Mỹ đóng cửa lãnh sự quán Nga ở Seattle.

Anh quy lỗi Nga thực hiện vụ hạ độc và hàng chục nước phương Tây đã ủng hộ Anh, trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga.

Nga khẳng định không díu líu tới vụ đầu độc.

Đại sứ John Hunstman bị Bộ Ngoại giao Nga triệu lên làm việc và được thông báo rằng 60 nhà ngoại giao Mỹ có một tuần để rời khỏi Nga, trong bối cảnh Washington đã đuổi 60 nhân viên ngoại giao Nga.

Ngoại trưởng Sergei Lavrov của Nga nói Nga sẽ trục xuất số nhân viên ngoại giao các nước tương ứng với số nhân viên ngoại giao Nga bị các nước đó đuổi về.

Sau khi Anh tống xuất 23 nhà ngoại giao Nga, Moscow đã trục xuất 23 nhân viên ngoại giao Anh để trả đũa.

Điệp viên Skripal, 66 tuổi, vẫn còn trong tình trạng nguy kịch sau khi trúng độc, nhưng tình trạng của cô Yulia con gái ông dần khá hơn, theo nguồn tin từ bệnh viện.

Nhà chức trách Anh xác định chất độc thần kinh Novichok được chế tạo từ thời Xô Viết đã được dùng trong âm mưu ám sát hai cha con ông Skripal.

Theo Reuters

Switch mode views: