Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Biểu tình chống TQ ‘gây bất ổn’

csvn nguyen chi vinh


Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh hiện là Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam

Một thứ trưởng quốc phòng Việt Nam nói các cuộc biểu tình chống Trung Quốc “gây mất ổn định” trong khi Việt Nam “cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”.

Bài phỏng vấn ngày đầu năm 2013 mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dành cho báo Tuổi Trẻ đã đụng chạm nhiều vấn đề được dư luận người Việt quan tâm.
Được hỏi suy nghĩ về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc gần đây, tướng Vịnh khẳng định đây là chuyện “không nên”.

“Để đối phó với tình hình phức tạp trên biển Đông hiện nay, chúng ta cần một sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng và Nhà nước cũng như giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân."

"Có thể người dân chưa thật hài lòng và yên tâm vì chưa được cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng tôi chỉ muốn nói với những người biểu tình nói riêng và tất cả người dân rằng những người có trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, quân đội không một ai chịu để mất chủ quyền lãnh thổ cả.”

Vị Thứ trưởng Quốc phòng giải thích thêm: “Có thể đất nước ta có tham nhũng, lãng phí, có tiêu cực, có thể một bộ phận cán bộ suy thoái về đạo đức, nhưng tuyệt đại đa số nhân dân ta không ai có thể quên đi lợi ích quốc gia dân tộc, quên đi chủ quyền lãnh thổ. Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định.”

“Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.”

Ông nói “trân trọng” những ai “thật sự biểu tình vì yêu nước” nhưng cảnh báo “những ai có dã tâm độc chiếm biển Đông thì họ sẽ viện cớ biểu tình để xuyên tạc thiện chí của Việt Nam”.

Đặc biệt, vị tướng công khai đề cập thời gian qua có “những thông tin không chính thống, không đầy đủ và không chính xác trên mạng Internet về tình hình đất nước, về nội bộ Đảng và Nhà nước”.

Không nói ra, nhưng người ta hiểu đó là ám chỉ về một giai đoạn khi dư luận rúng động về những tin tức trên mạng về mâu thuẫn cấp cao trong Đảng.

Hồi tháng Chín năm nay, Thủ tướng Việt Nam đã ra chỉ thị cấm cán bộ nhà nước đọc các blog "phản động".

Trong số các blog này có trang Quan làm báo, vốn đã tấn công trực diện cá nhân ông Nguyễn Tấn Dũng và cái mà họ gọi là "nhóm lợi ích" của ông.

csvn depbieutinh

 

Các cuộc biểu tình chống Trung Quốc không được chính quyền Việt Nam khuyến khích

 

Ngoài Quan làm báo, hai trang Dân làm báo và Biển Đông cũng bị nêu tên trong công văn của ông Thủ tướng.

Tướng Vịnh nói: “Những loại thông tin này rất nguy hiểm, nhất là với những người dân chưa quen với chiến tranh mạng, chưa quen với cuộc sống thế giới phẳng.”

Ông kêu gọi “tạo ra sức mạnh đồng thuận đưa đất nước đi lên” và lại khẳng định Đảng Cộng sản cầm quyền “không nhân nhượng” về chủ quyền lãnh thổ.

‘Tương đồng ý thức hệ’

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam khẳng định Việt Nam và Trung Quốc có “di sản qu‎ý báu hàng đầu” là sự tương đồng ý thức hệ”.

Ông nói tiếp: “Một trong những đặc trưng của ý thức hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc là một Đảng Cộng sản lãnh đạo.”

“Nếu có được một người bạn XHCN rất lớn bên cạnh ủng hộ và hợp tác cùng có lợi thì sẽ vô cùng thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam.”

    Về giải quyết tranh chấp, tướng Vịnh nhắc lại: “Nếu là tranh chấp hai bên thì hai bên giải quyết, tranh chấp nhiều bên thì nhiều bên giải quyết, nhưng cần nằm trong mục tiêu chung là hòa bình, ổn định không xung đột và cần có sự hợp tác giữa các nước.”

Ông cũng nhắc đến sự can dự của hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc vào khu vực, với nhận định “lợi ích kinh tế là động lực đầu tiên và cũng là mục đích sau cùng”.

Tướng Vịnh lưu tâm: “Cách can dự của Mỹ, như họ tuyên bố là ủng hộ các giải pháp hòa bình và luật pháp quốc tế, làm cho một số nước đồng tình mà có thể không lưu tâm đúng mức đến mặt trái của nó.”

Ông cho biết đã từng nói với một quan chức Mỹ: “Nếu như các ông làm đúng những gì đã nói thì tôi hoan nghênh, còn nếu không các ông sẽ buộc phải rời khỏi khu vực như năm 1975 rời khỏi Việt Nam.”

Switch mode views: