Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Kinh tế Trung Quốc lộ nhược điểm

Hanam-xaydung



Công trường xây dựng cao ốc ở Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, ngày 07/04/2013
REUTERS/Barry Huang


Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý một 2003 là 7,7%, thấp hơn dự kiến của các nhà phân tích.

 Hiện tượng tăng trưởng chậm bắt nguồn từ cấu trúc mong manh của nền kinh tế thứ hai thế giới mà các giải pháp tình thế đầu tư ồ ạt không mang lại kết quả mong muốn.

Trong cuộc chạy đua theo tỷ lệ tăng trưởng GDP, với 7,7 % trong ba tháng đầu năm 2013,Trung Quốc vẫn là quán quân thế giới.
 Tuy nhiên, đại cường kinh tế số hai địa cầu đã để lộ một số nhược điểm đáng lo ngại.

Theo dự tính của hàng chục chuyên gia Trung Quốc và ngoại quốc tại Bắc Kinh thì kinh tế Trung Quốc phải tăng mạnh trong quý đầu của năm 2013 ít nhất là 8%.

Sở dĩ có dự báo lạc quan này, vì sau 7 quý liên tục bị trì trệ, kinh tế Trung Quốc đã bắt lại nhịp độ tăng trưởng trong ba tháng cuối năm 2012 với 7,9%.

Thế nhưng, thực tế không phải như vậy. Hôm nay 15/04/2013, Văn phòng Thống kê Quốc gia nhìn nhận, guồng máy kinh tế hạng nhì thế giới bị giảm tốc độ tăng trưởng từ 2% của quý tư 2012 xuống 1,6% trong quý một 2013.

Tại sao Trung Quốc gặp kết quả không tốt đẹp này ?

Trước hết, theo giải thích của Văn phòng Thống kê Quốc gia thì do tình hình « bất ổn và phức tạp » trong môi trường kinh tế trong và ngoài nước đã làm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc chậm lại.

Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp thúc đẩy tăng trưởng : Nới nhẹ chính sách tiền tệ và điều kiện vay tín dụng, khuyến khích tiêu dùng nội địa làm sức đẩy tăng trưởng.

Tăng trưởng GDP của Trung Quốc trong 6 tháng qua phần lớn là nhờ vào lượng tiền tín dụng gia tăng 60% trong năm ngoái.

Vấn đề là dùng tín dụng để thúc đẩy tỷ lệ tăng trưởng chỉ là biện pháp tình thế.

 Alister Thorton, kinh tế gia của IHS Global Insight tại Bắc Kinh nhận định là giới phân tích không còn tin vào khả năng tăng trưởng vững mạnh của kinh tế Trung Quốc vì hiệu năng của chính sách bơm tín dụng sẽ ngày càng ít đi.

Theo giải thích của một số chuyên gia tại Bắc Kinh và Thượng Hải được AFP trích dẫn, tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn sự mong đợi của thị trường tài chính.

 Điều này chứng tỏ « kinh tế thật » của Trung Quốc không có nền tảng vững chắc và do vậy sẽ tiếp tục khập khiễng trong tương lai.

Theo một bài phân tích của Merril Lynch Bank of America, nguyên nhân thứ ba làm cho tăng trưởng kinh tế Trung Quốc bị yếu đi là do « tiêu thụ trong nước giảm mà tình trạng này bắt nguồn từ chính sách của ban lãnh đạo mới cấm cán bộ, quan chức mua sắm hàng xa xí phẩm » để tránh khoa trương giàu sang.

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục được kích thích bằng tư bản cố định mua máy móc, xây dựng hạ tầng mà số vồn tung ra đã lên gần 1.000 tỷ đôla trong ba tháng đầu năm nay , tức là gần một nửa GDP của Trung Quốc.

Trong khi đó, môi trường kinh tế thế giới cũng bất lợi cho kinh tế Trung Quốc hiện vẫn còn lệ thuộc nặng nề vào xuất khẩu.

 Chính sách tiền tệ, thắt lưng buộc bụng của các nước Tây phương gây khốn đốn cho doanh nghiệp Trung Quốc.

Thứ Tư tuần trước, quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới đã gây kinh ngạc cho giới quan sát khi thông báo cán cân thương mại bị thâm thủng 880 triệu đôla thay vì phải xuất siêu theo dự báo 14,7 tỷ trong tháng 3/2013.

Kết quả xấu này đi kèm với tỷ lệ tăng trưởng sụt giảm là điều hợp lý và đáng lo ngại cho Trung Quốc.

Cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo nhiều lần cảnh báo, nếu kinh tế Trung Quốc rơi xuống dưới 8% mỗi năm thì khó tránh nguy cơ bất ổn xã hội.

Switch mode views: