Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Bẩy nước Nam Âu họp thượng đỉnh về di dân

europe-migrants


Một gia đình người tị nạn Syria trong đón tiếp trại tạm thời ở Moria, trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 30/11/2017
©REUTERS/Alkis Konstantinidis

Tổng thống Pháp, trên đường từ Trung Quốc trở về, sẽ họp với sáu lãnh đạo Nam Âu vào tối 10/01/2018 tại Roma, Ý, để thể hiện sự thống nhất và đề cập đến thách thức nhập cư mà nhiều nước trong Liên Âu đang phải đối mặt.

Theo dự kiến, sau cuộc họp vào 19h (giờ địa phương), nguyên thủ và thủ tướng của bẩy nước Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Chypre và Malta sẽ có một buổi họp báo chung và cùng ăn tối làm việc.

Ngoài chủ đề di dân, lãnh đạo bẩy nước còn đề cập đến tương lai của khối đồng euro, tăng trưởng, việc làm, đầu tư trong Liên Hiệp và chuẩn bị cuộc bầu cử châu Âu vào năm 2019.
Vấn đề tái định cư người nhập cư là chủ đề gây tranh cãi giữa các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu.

Theo bản tổng kết, được công bố tại Athens (Hy Lạp) vào ngày 09/01/2018, trong vòng hai năm, từ Ý và Hy Lạp, khoảng 32.000 người dường như đã được đưa đến khắp Liên Âu, trong đó Hy Lạp nhận tới 22.000 người.

Thông tín viên RFI Charlotte Stiévenard, tại Athens, cho biết chính quyền Hy Lạp và Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đề nghị các nước trong Liên Hiệp cần tiếp tục tỏ ra liên đới trong vấn đề di dân :

Tại Athens, bộ trưởng Nhập Cư Hy Lạp Iannis Mouzalas đã tổng kết chương trình tái định cư.
Nhưng trong khi các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp diễn để cải tổ hệ thống phân bổ người xin tị nạn của châu Âu, ông bày tỏ lo ngại về những đề xuất gần đây của chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk.

Thực vậy, tháng 12/2017, ông Donald Tusk đã đề xuất xóa bỏ hạn ngạch di dân. Ông tuyên bố : Tôi muốn tin rằng Ủy Ban và Nghị Viện Châu Âu sẽ phản đối các đề xuất liên quan đến những nền tảng mà Liên Hiệp Châu Âu được xây dựng nên.
 Tình liên đới trong Liên Hiệp không phải là hoạt động tình nguyện mà là một nghĩa vụ chiểu theo luật pháp.

Hy Lạp là nước có liên quan nhiều nhất. Không có phân bổ hạn ngạch, Athens lo ngại rằng số lượng các nước từ chối nhận người nhập cư sẽ tăng lên.
Ông Philippe Leclerc, phụ trách Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tại Hy Lạp cũng kêu gọi tăng cường tình liên đới giữa các nước châu Âu.

Ông phát biểu : Chúng tôi hy vọng rằng việc cải cách hệ thống Dublin sẽ cho phép, trong trường hợp làn sóng xin tị nạn ồ ạt, triển khai một hệ thống dự báo với sự tham gia của tất cả các nước thành viên và các nước này sẽ nhận người xin tị nạn.

Các nước thuộc nhóm Visegrad, gồm Cộng Hòa Séc, Ba Lan, Hungari và Slovakia, đề xuất hỗ trợ tài chính cho các nước cửa ngõ vào Liên Hiệp Châu Âu, nhưng luôn từ chối tiếp nhận di dân trên lãnh thổ của họ trong khuôn khổ tái định cư.

Switch mode views: