Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng hoảng Rohingya : Anh Quốc hoãn hợp tác quân sự với Miến Điện

Anh quoc myanmar-rohingya

Hơn 370 000 Rohingyas chạy lánh nạn sang Bangladesh.
REUTERS/Danish Siddiqui

Để gây áp lực với Naypiydaw, thủ tướng Anh quyết định tạm ngưng chương trình trợ giúp quân đội Miến Điện, thủ phạm đàn áp sắc dân Rohingya ở bang Arakan (Rakhine).

Lời hứa của lãnh đạo chính phủ dân sự Aung San Suu Kyi tổ chức đón nhận lại 421.000 dân tị nạn không làm Anh Quốc an tâm.

Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường thuật :

"Trước áp lực quốc tế cũng như do mối quan hệ lịch sử với Miến Điện, thuộc địa của Anh cho đến tận năm 1948, Luân Đôn đã có hành động đầu tiên.
Bộ Quốc Phòng quyết định đình chỉ mọi hợp tác quân sự cũng như chương trình huấn luyện quân đội Miến Điện cho đến khi nào « có một giải pháp chấp nhận được » cho tình trạng người Rohingya.

Mặt khác, Luân Đôn kêu gọi « quân đội Miến Điện ngay tức khắc phải có biện pháp cần thiết chấm dứt bạo lực ở bang Arakan và bảo vệ tất cả thường dân ».
Mỗi năm, Anh Quốc chi khoảng 350 000 euro để đào tạo quân đội Miến Điện về Anh ngữ, về tác phong và luật pháp quốc tế nhưng không huấn luyện tác chiến.

Hồi đầu tháng 9/2017, thứ trưởng ngoại giao Anh còn biện minh trước quốc hội là không nên cắt đứt quan hệ với quân đội Miến Điện vì « hướng dẫn cho các quân nhân thời hiện đại biết hành động như thế nào trong một chế độ dân chủ » bao giờ cũng « hiệu quả hơn là cô lập họ ».

Quyết định của thủ tướng Theresa May tạm ngưng hợp tác với quân đội Miến Điện được loan báo vào lúc lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi, trong thông điệp ngày 19 tháng 9, tuyên bố sẵn sàng tổ chức cho 421 000 người Rohingya lánh nạn tại Bangladesh hồi hương nhưng không đề nghị một giải pháp cụ thể nào để chấm dứt tình trạng mà Liên Hiệp Quốc tố cáo là thanh lọc sắc tộc."

Bị người tị nạn tràn ngập, Bangladesh một lần nữa thúc giục Miến Điện nhận lại người Rohingya, mặt khác đưa quân đến vùng biên giới để giữ trật tự và tiếp sức với các tổ chức thiện nguyện.

Theo bộ trưởng bộ Công Chánh Obadiul Quader, nhân vật có thế lực nhất nhì trong đảng cầm quyền, quân đội Bangladesh được lệnh tham gia vào công việc cứu trợ tị nạn, xây dựng trại tạm cư và bảo đảm vệ sinh, hai công việc cực kỳ nặng nhọc đã vượt khả năng của các tổ chức nhân đạo.

Switch mode views: