Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Rohingya : Quân đội Miến Điện kêu gọi « đoàn kết » chống áp lực quốc tế

myanmar-rohingya 8

Thảm cảnh của người Rohingya : Mấy mẹ con trú mưa, Cox's Bazar, biên giới Miến Điện Bangladesh. Ảnh ngày 17/09/2017.
Reuters


Ngày 17/09/2017, tư lệnh quân đội Miến Điện tướng Min Aung Hlaing, kêu gọi « toàn quốc đoàn kết » chống lại áp lực buộc công nhận sắc tộc Rohingya là người Miến Điện.
Lời tuyên bố này được đưa ra hai trước thông điệp toàn quốc của bà Aung San Suu Kyi.

Trước sức ép của quốc tế và sau cuộc họp báo của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Antonio Guteres tố cáo quân đội Miến Điện « thanh lọc » người Rohingya, tư lệnh quân đội Miến Điện Min Aung Hlaing huy động công luận trong nước.

Trên trang Facebook, tướng Min Aung Hlaing cho rằng Miến Điện đang bị sức ép phải công nhận cộng đồng Hồi giáo Rohingya là người Miến Điện trong khi sắc tộc này, là người Bangladesh.
Ông kêu gọi « toàn quốc đoàn kết kết để làm sáng tỏ sự thật » mà ông gọi là « chính nghĩa quốc gia ».

Sau một thời gian im lặng và bị chỉ trích, lãnh đạo chính quyền dân sự Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi sẽ lên tiếng qua thông điệp toàn quốc vào ngày 19/09/2017.
Theo AFP, trong hồ sơ Rohingya, công luận Miến Điện đứng về phía chính phủ và quân đội.

Chiến dịch quân sự được biện minh là « hành quân gỡ mìn » đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
 Hơn 400.000 dân Hồi giáo chạy sang Bangladesh lánh nạn.

Cơ quan Bảo Vệ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc UNICEF dự báo từ nay đến cuối năm, con số trẻ em tị nạn sẽ lên đến 600.000.
Bất chấp khủng hoảng nhân đạo, cộng đồng Phật giáo tại bang Arakan cương quyết không chấp nhận để các tổ chức nhân đạo đến cứu viện cho hàng trăm ngàn người Rohingya đang bị quân đội truy bức.

Phóng sự của thông tín viên đài RFI, Rémy Favre từ Rangun :

Hơn 400 ngàn người tị tạn Rohingya. Một nửa trong số này là trẻ em. Tin Htoo Aung, chủ tịch một tổ chức phi chính phủ tại bang Arakan không chút động lòng.

 Ông nói "không biết trong số này có ai là quân khủng bố hay không. Chỉ có chính những kẻ khủng bố mới biết được điều đó. Đây là một cuộc khủng hoảng giữa một bên là quân đội và bên kia là quân khủng bố.
Trong hoàn cảnh đó những ai không liên quan đến các hoạt động khủng bố thì không việc gì phải bỏ làng ra đi. Họ có thể ở lại".

Đối với ông Tin Htoo Aung, người Rohingya tị nạn bất hợp pháp, sống tại Miến Điện và vì thế họ phải sống tập trung trong trại.
Tại bang Arakan, các tổ chức phi chính phủ bị giới hạn đi lại.

Theo phóng viên Tayzar Aung, một phật tử, ngăn cản các tổ chức nhân đạo hoạt động là điều bình thường, anh nói :
" Tin tức cho thấy rằng nhiều tổ chức phi chính phủ và Liên Hiệp Quốc đều giúp đỡ những tên khủng bố.
Chúng tôi phát hiện những gói lương thực của Liên Hiệp Quốc phát cho quân khủng bố.
Ở đây mọi việc đều phức tạp. Trong hoàn cảnh đó, tốt hơn hết, nên ngăn chận các hoạt động cứu trợ nhân đạo".

Miến Điện cấm các phóng viên đến bang Arakan.
Chỉ một vài người được phép hành nghề nhà báo, nhưng luôn có nhân viên của chính quyền đi kèm".

Switch mode views: