Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Campuchia: nước xuất cảng gạo sạch, chất lượng cao hàng đầu thế giới.

Trong khi gạo Việt Nam hầu hết xuất cảng được sang các nước châu Á và châu Phi, thì gạo Campuchia lại xuất sang được cả những nước khó tính nhất là:  Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.

Gạo nào ngon nhất thế giới?

gaocampuchia
Gạo Việt Nam mang thương hiệu… Trung Quốc

 

Gạo Campuchia đã trở nên nổi tiếng thế giới bởi 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu gạo ngon nhất thế giới.

Trong khi gạo Việt Nam chưa có được thương hiệu nào có chỗ đứng trên thế giới, thì Campuchia đã xây dựng được 8 thương hiệu gạo để trình làng vào Hội chợ Thương mại Lương thực vào năm 2014, gạo thơm Phka Romdoul, hay còn được gọi là gạo lài của Campuchia được xếp hạng gạo ngon nhất thế giới, và đây cũng lần thứ 3 liên tiếp gạo Campuchia nhận được vinh dự này.

Gạo Campuchia được trồng như thế nào?

Để gạo được xuất cảng sang những thị trường khó tính nhất, Campuchia cho người đến siêu thị lớn của các nước này, nhằm tìm hiểu nhu cầu, rồi đáp ứng nhu cầu đó bằng cách chú trọng vào chất lượng sản phảm, nhằm đạt được tất cả những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng Mỹ, và châu Âu.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Campuchia (CEDAC) đã đề ra chương trình làm gạo sạch chất lượng cao, và lập tức nhận được nhiều sự tham gia giúp đỡ của các tổ chức phi lợi nhuận, nhằm có được sản phẩm thân thiện nhất với môi trường.

campuchia-caylua

Người Campuchia cấy lúa theo phương cách truyền thống. (Ảnh: Facebook).


Trong khi ở Việt Nam hướng đến mục tiêu đạt sản lượng cao, thành nước xuất cảng gạo hàng đầu thế giới, nên tìm chọn giống lúa lai ghép để có sản lượng năng suất cao 5 đến 8 tấn/ha, rút ngắn thời gian canh tác sao cho giống đạt yêu cầu 3 tháng/vụ, một năm với 3 vụ mùa.

Loại giống này ngắn ngày, năng suất cao nhưng chất lượng dinh dưỡng lại rất thấp.
Campuchia làm lúa hướng đến sức khỏe người tiêu dùng, họ chọn loại giống lúa cổ truyền 6 tháng/vụ.

Là giống lúa cổ truyền nên hương vị đậm đà giàu dinh dưỡng, khả năng kháng rầy rất cao, năng suất thấp chỉ bằng một nửa so với Việt Nam, chỉ 3 tấn/ha.
Ở Campuchia, giống lúa 6 tháng/vụ, và một năm chỉ có 1 vụ mùa, 6 tháng còn lại đất sẽ được nghỉ ngơi, được bồi đắp tự nhiên bằng phù sa sông Cửu Long nhằm chuẩn bị vụ mùa vào năm sau.

Trong khi đó ở Việt Nam, đất được tận dụng một năm 3 vụ mùa, đất bị cạn kiệt chất dinh dưỡng, thì dùng phân hóa học.

CEDAC đã quy hoạch vùng ruộng lúa sạch có chất lượng để xuất khẩu sang thị trường bậc cao Mỹ và châu Âu, các công đoạn làm lúa rất khắt khe đạt tiêu chuẩn Organic của Mỹ, và tiêu chuẩn châu Âu, tuyệt đối không sử dụng hóa chất, phân vô cơ, thuốc trừ sâu; phân bón nơi đây hoàn toàn từ phân hữu cơ thân thiện với môi trường và sức khỏe.

Nhờ thế gạo Campuchia đạt chuẩn Hữu Cơ và được Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA) và tổ chức BCS Oko-Garantie của Đức cấp giấy chứng nhận chất lượng.
Khi cấp giấy chứng nhận BCS, các Chuyên gia của tổ chức này định kỳ đều đến Campuchia đề giám sát, kiểm tra quy trình sản xuất, và sản phẩm mà họ đã cấp giấy chứng nhận.

Hiện nay rất nhiều các loại gạo hoàn toàn không lo bị mọt hay kiến, đó là do gạo đã được tẩm một lớp hóa chất nên mọt hay kiến cũng sợ mà không dám lại gần.
Gạo sạch xuất khẩu của Campuchia không dùng hóa chất bảo quản, sản phẩm khi đóng thành phẩm được hút chân không, nên không độc hại, và chất lượng cao.

Những điều trên đã giúp gạo Campuchia được chào đón ở Mỹ và châu Âu.
Cơm nấu từ gạo hữu cơ chất lượng cao này của Campuchia được khách hàng đánh giá là dù để nhiệt độ bình thường qua đêm không bị thiu, do không bị nhiễm hóa chất.
Ăn dễ tiêu hóa, nhẹ bụng, lại no lâu hơn các gạo khác.

gaocambot

Gạo Campuchia khi đóng thành phẩm được hút chân không, nên không độc hại và chất lượng cao. (Ảnh: Facebook)

Xuất cảng gạo của Campuchia:

Về xuất cảng gạo, Campuchia đi sau Việt Nam 15 năm, lại không chạy theo số lượng, nên sản lượng gạo xuất cảng của Campuchia chỉ bằng 1/10 của Việt Nam.

Thế nhưng, trong khi gạo Việt Nam chỉ xuất cảng hầu hết sang các nước có thu nhập trung bình, và thấp ở châu Á, và châu Phi, thì gạo Campuchia đã đến được tới cả những nước khó tính nhất là Mỹ, và châu Âu.

Gạo Việt Nam chưa xây dựng được thương hiệu hay hình ảnh có tiếng, bị lệ thuộc rất nhiều vào nước nhập cảng, do gạo không có đặc điểm nổi bật, nên có thể bị nước nhập cảng thay thế.

Trong khi đó, Campuchia đã xây dựng được thương hiệu và hình ảnh của mình. Được các cơ quan kiểm định chất lượng gạo sạch, nên dễ dàng xuất cảng đến các nơi trên thế giới.

Chạy theo số lượng, Việt Nam từ vị trí xuất cảng gạo nhiều số 1, số 2 thế giới, hiện nay không chỉ thua Thái Lan, mà thua cả Ấn Độ, và Pakistan nữa.
 Với việc hạn hán bất ổn của vựa lúa lớn nhất nước là Đồng bằng sông Cửu Long, thì tương lai sản lượng gạo xuất cảng còn thấp hơn nữa.

Sản lượng gạo của Campuchia dù chỉ bằng 1/10 Việt Nam, nhưng giá bán cao hơn hẳn.
Gạo thơm Việt Nam có giá 650 – 670 USD/tấn, thì gạo Camphuchia là 890 USD/tấn, gạo sạch Organic là 1.475 USD/tấn.

Tính ra sản lượng gạo Campuchia thấp hơn Việt Nam do 1 năm chỉ một vụ, và giống lúa truyền thống chỉ cho sản lượng 3 tấn/ha, nhưng chi phí thấp do ít tốn kém về chi phí máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất, tưới nước…, nên lợi nhuận nông dân Campuchia cũng ngang như nông dân Việt Nam, thế nhưng nông dân Campuchia lại nhàn hơn rất nhiều, nên họ có thể kiếm thêm thu nhập từ các ngành nghề khác ngoài làm lúa.

Người Việt ăn gạo Campuchia:

Dù Việt Nam có lượng gạo xuất cảng cao trên thế giới, nhưng vẫn nhập gạo Campuchia.
Gạo Campchia vào Việt Nam nhiều nhất là ở chợ đầu mối Bà Đắc (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang).

 Người tiêu dùng phía Nam rất thích gạo Campuchia với lượng gạo nhập về hàng ngàn tấn mỗi tháng. Gạo được đánh giá là mềm xốp, dễ tiêu, không sử dụng thuốc trừ sâu nên an toàn.

Để mua được gạo giá rẻ, nhiều người kinh doanh qua tận Campuchia mua lúa về xay xát rồi đem bán.
Phải chăng đã đến lúc Việt Nam cần nhìn nhận lại chính mình, và nhìn sang láng giềng Campuchia để học hỏi cách làm lúa của họ ?

Switch mode views: