Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Qatar bị cô lập, Trung Quốc vạ lây

TQ- Qatar
Việc Qatar bị 9 nước cắt quan hệ ngoại giao khiến các lợi ích của Trung Quốc ở Trung Đông có nguy cơ bị đe dọa.


 Các đại diện Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc cuối năm 2016 ký kết hợp đồng với đối tác Qatar xây dựng một sân vận động phục vụ World Cup 2022. Ảnh: Guancha.cn

Qatar, một bán đảo giàu dầu khí ở Trung Đông, đang trở thành tâm điểm chú ý của thế giới sau khi bị 9 quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao vì cho rằng nước này hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố.

Diễn biến trên tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho sáng kiến Vành đai, Con đường của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm phục hưng Con đường tơ lụa trong khu vực, đồng thời còn có thể làm gián đoạn các kế hoạch du lịch của du khách Trung Quốc, theo South China Morning Post.

Song mối quan hệ giữa Qatar và Trung Quốc còn sâu sắc hơn thế.
Xung đột giữa Qatar và các quốc gia vùng Vịnh có khả năng ảnh hưởng tới cả những hoạch định cơ sở hạ tầng, đầu tư và thương mại của Trung Quốc tại đây.

Cây bút Julia Hollingsworth từ South China Morning Post cho rằng cuộc khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh đã đặt ra những thách thức quan trọng trong mối quan hệ Trung Quốc - Qatar.

Hiệp định thương mại nguy cơ phá sản

 Trung Quốc đang đàm phán hiệp định tự do thương mại với Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) với 6 quốc gia thành viên, bao gồm cả Qatar. Bắc Kinh khởi động cuộc đàm phán này từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn tất.

Tuy nhiên, GCC còn có Bahrain, Arab Saudi, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) là thành viên. Đây đều là những nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar từ hôm 5/6. Nếu các thành viên GCC không thể dàn xếp bất đồng, hiệp định trên đứng trước nguy cơ phá sản.

Thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và Qatar đã tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2008 - 2013, lên đến 11,5 tỷ USD. Theo IHS Fairplay, Qatar năm ngoái cung cấp 19% tổng lượng khí đốt hóa lỏng nhập khẩu của Trung Quốc, đưa nước này trở thành quốc gia cung cấp khí đốt hóa lỏng lớn thứ hai cho Trung Quốc, chỉ sau Australia.

Năm 2015, Qatar nhập khẩu hàng hóa trị giá 3,77 tỷ USD từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng tiêu dùng, máy móc và đồ điện, theo Ngân hàng Thế giới. Số liệu thống kê từ Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) cho thấy Trung Quốc chiếm 11,9% tổng kim ngạch thương mại của Qatar trong năm 2015, giữ vị trí đối tác thương mại hàng đầu của Qatar.

Đầu tư từ Trung Quốc vào Qatar cũng đang gia tăng nhanh chóng. Năm 2016, vốn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào vương quốc này tăng 77,5% so với năm trước đó. Ngân hàng Công thương Trung Quốc đã khai trương trung tâm giao dịch trực tiếp bằng đồng nhân dân tệ đầu tiên ở Trung Đông tại Qatar vào năm 2015.

Đầu năm nay, Ngân hàng Quốc gia Qatar, ngân hàng lớn nhất Trung Đông và châu Phi tính theo tài sản, đã huy động khoản vay giá trị tới một tỷ USD từ thị trường ngân hàng châu Á. Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc góp phần lớn số tiền trong khoản vay nói trên.

Để thể hiện sự đánh giá cao đối với Trung Quốc, năm 2015, Qatar tổ chức một sự kiện với tên gọi Triển lãm Thương mại Hàng hóa Sản xuất tại Trung Quốc nhằm quảng bá các sản phẩm nguồn gốc Trung Quốc cũng như thúc đẩy mối quan hệ song phương.

Qatar đã đầu tư mạnh mẽ vào Trung Quốc suốt nhiều năm qua. Năm 2012, Quỹ đầu tư Quốc gia Qatar mua 22% cổ phần công ty tài chính Citic Capital Holdings, một trong những quỹ đầu tư hàng đầu của Trung Quốc. Quỹ đầu tư quốc gia Qatar trở thành nhà đầu tư chủ chốt của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc khi ngân hàng này chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2010.

TQ- Qatar 2

 


 Các quan chức Qatar và Trung Quốc cắt băng khai mạc Triển lãm Thương mại Hàng hóa Sản xuất tại Trung Quốc lần thứ hai ở Qatar tháng 11/2016. Ảnh: China Daily

Đầu tư cơ sở hạ tầng bị đe dọa

Năm 2014, Trung Quốc ký một loạt thỏa thuận xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng ở Qatar trị giá 8 tỷ USD. Những dự án trên bao gồm các công trình xây dựng dân sự, đường sá, cầu cống, hải cảng và hạ tầng viễn thông.

Sau khi Qatar được chọn đăng cai giải vô địch bóng đá thế giới World Cup 2022, Tổng công ty Xây dựng Đường sắt Trung Quốc đã thắng thầu xây dựng một sân vận động cho sự kiện thể thao danh giá này.

Trước những rạn nứt ngoại giao đang diễn ra giữa Qatar với các nước trong khu vực, mối nghi ngại lớn hiện nay là liệu Qatar có thể tổ chức World Cup như kế hoạch hay không.

Doha- Qatar


 Sân vận động Quốc gia Khalifa ở Doha, Qatar, sau khi được cải tạo để phục vụ World Cup 2022. Ảnh: AFP

Nhạy cảm an ninh

Cơn khủng hoảng ngoại giao khởi phát hôm 5/6 không phải lần đầu tiên Qatar bị quy kết hậu thuẫn chủ nghĩa khủng bố. Cả Qatar lẫn Arab Saudi đều bị cáo buộc chi hàng tỷ USD nhằm quảng bá giáo phái Salafi thuộc dòng Wahhabi, một phiên bản bảo thủ, chính thống của Hồi giáo, nền tảng tư tưởng cho tổ chức phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

Một số ý kiến cho rằng các quốc gia vùng Vịnh phải chịu trách nhiệm về việc để chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan phát triển lan rộng dẫn đến sự ra đời của IS. Đây cũng chính là điểm có nguy cơ gây xung đột giữa Trung Quốc và Qatar, chuyên gia đánh giá.

Trung Quốc đang áp dụng các chính sách cứng rắn ở Tân Cương, khu vực đầy biến động mà người dân tộc Duy Ngô Nhĩ xem là quê hương của họ. Bắc Kinh đổ lỗi cho những phần tử Hồi giáo cực đoan vì tình trạng bạo lực ở khu vực Tân Cương.

Switch mode views: