Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Đối lập Philippines kiện lên Tối Cao Pháp Viện lệnh thiết quân luật của Duterte

philippines-militants-duterte 1

Tổng thống Philippes Duterte phát biểu trước quân lính ở Jolo, miền nam, ngày 27/05/2017.
Reuters

Sáu dân biểu đối lập Philippines ngày 05/06/2017 yêu cầu Tối Cao Pháp Viện tuyên bố lệnh thiết quân luật do tổng thống Rodrigo Duterte áp đặt tại miền nam là vi hiến.

Các dân biểu đối lập đề nghị Tối Cao Pháp Viện bác bỏ lệnh này với lý do « hoàn toàn không có chứng minh cụ thể », và so sánh với thời kỳ của nhà cựu độc tài Ferdinand Marcos.

 Trong đơn kiện, các dân biểu viết : « Bóng ma ghê rợn của nạn đàn áp, sự tàn bạo, bất công và tham nhũng lại bao trùm lên người dân Philippines, với lệnh thiết quân luật bất hợp lý, vội vã và trái với Hiến pháp ».

Các dân biểu tố cáo các lý do mà ông Duterte nêu ra « hầu hết là không chính xác, sai lạc, dàn dựng hoặc phóng đại ».
Chẳng hạn vụ một cảnh sát bị chặt đầu mà ông Duterte nói đến, thì giám đốc cảnh sát quốc gia Ronald De La Rosa sau đó đã đính chính là không có thực.

Tổng thống Duterte trước đó đã cảnh báo là ông không quan tâm đến ý kiến của cơ quan tư pháp tối cao, mà chỉ nghe theo cảnh sát và quân đội, là những người « biết được những gì diễn ra trên thực địa ».
 Tối Cao Pháp Viện có 30 ngày để quyết định.

Hôm 23/5 ông Duterte đã ra lệnh thiết quân luật ở khu vực Mindanao có 20 triệu dân, với lý do để đối phó với mối đe dọa của tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) tại đây.
Ông ca ngợi thời kỳ của Marcos - và hứa hẹn chế độ thiết quân luật với sự lãnh đạo của ông sẽ rất « nghiêm khắc ».

Vài giờ trước đó, quân thánh chiến đã giương những lá cờ đen của Daech, tàn phá thành phố Marawi có đa số cư dân theo đạo Hồi, đối đầu với lực lượng an ninh, làm ít nhất 178 người chết.

Thời đại nhà độc tài Marcos kéo dài hai thập niên, đã kết thúc năm 1986 do cuộc cách mạng mang tên « Quyền lực nhân dân ».
Hàng ngàn người đối lập, nghi can nổi dậy và những người bị cho là cảm tình viên của họ đã bị tống giam, tra tấn hoặc sát hại, theo giới sử học.

Hiến Pháp 1987 quy định những hạn chế trong việc ra lệnh thiết quân luật để tránh những lạm dụng như trong thời Marcos, và trao cho Tối Cao Pháp Viện quyền đánh giá cơ sở thực tế của thiết quân luật.

Switch mode views: