Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Philippines : Chưa đến lúc đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông

Perfecto Yasay -philippines

Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay phát biểu tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS), Washington DC, ngày 15/09/2016
ZACH GIBSON / AFP

Trong một hội nghị tại New York hôm qua, 15/09/2016, ngoại trưởng Philippines khẳng định hiện tại « chưa phải là lúc đàm phán song phương » với Trung Quốc về Biển Đông.

Tuy nhiên, ông Perfecto Yasay hy vọng trong tương lai hai bên có thể thương thuyết « cởi mở » về vấn đề này, một khi hợp tác trong các lĩnh vực khác được đẩy mạnh.

Theo trang mạng Philippines Rappler.com, nhân chuyến công du tới Hoa Kỳ để tham dự Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay có bài phát biểu tại Trung Tâm Chiến Lược và Nghiên Cứu Quốc Tế CSIS ở Washington D.C.
Trả lời câu hỏi của giám đốc chương trình Đông Nam Á của CSIS, bà Amy Searight, về bước kế tiếp trong tranh chấp tại Biển Đông với Trung Quốc, ngoại trưởng Philippines khẳng định :
 « Hiện tại, vào thời điểm này, chúng tôi chưa chuẩn bị để đàm phán song phương với Trung Quốc về các bất đồng tại Biển Đông ».

Theo ông Perfecto Yasay, lập trường của hai bên về khuôn khổ đàm phán còn rất khác biệt.
Manila không thể đàm phán, khi Bắc Kinh không công nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, và đây là quan điểm của Philippines.

Hồi tháng 7/2016, Tòa Trọng Tài Thường Trực, có trụ sở tại La Haye, Hà Lan, đã ra phán quyết lịch sử trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, rất bất lợi cho Bắc Kinh.

Tuy nhiên, ngoại trưởng Philippines cũng để mở ra viễn cảnh hai bên có thể « đàm phán cởi mở không cần bất cứ điều kiện tiên quyết nào về cách thức giải quyết bất đồng liên quan đến Biển Đông ».

Theo lãnh đạo ngoại giao Philippines, tranh chấp biển chỉ là « một phần nhỏ » trong quan hệ toàn diện giữa Philippines và Trung Quốc.
Đối với ông, con đường tốt nhất để đưa tất cả các bên vào bàn đàm phán là « hướng Trung Quốc, cũng như các nước láng giềng, đến các lợi ích khác như thương mại, đầu tư, phát triển hạ tầng cơ sở, trao đổi văn hóa, tiếp xúc giữa nhân dân các nước ».

Ngoại trưởng Philippines cũng bày tỏ hy vọng là cựu tổng thống Ramos – sau chuyến thăm không chính thức Trung Quốc với nhiệm vụ « phá băng » – sẽ được cử làm đặc phái viên chính thức để thúc đẩy quan hệ với Bắc Kinh.

Về quan hệ đồng minh lâu đời với Washington, theo ông Perfecto Yasay, chính sách xích gần lại với Trung Quốc hay các nước ASEAN của Manila không đồng nghĩa với việc Philippines tìm cách xa lánh Mỹ.

Ngoại trưởng Philippines nhấn mạnh, « ngoại giao độc lập là chính sách » của Philippines và « quan hệ hữu nghị » với tất cả các nước là điều được ghi trong Hiến pháp.

Switch mode views: