Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Khủng bố tại liên hoan âm nhạc Đức, Daech tự nhận trách nhiệm

germany-blast 3

Cảnh sát rời nơi cư ngụ của kẻ khủng bố ở Ansbach, Bayern, Đức. Khủng bố đêm 24/07/2016 đã làm 15 người bị thương.qui a fait 15 blessés.
REUTERS/Michaela Rehle

Ngày 25/07/2016, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo – Daech - tự nhận đứng đằng sau vụ tấn công xảy ra một ngày trước đó tại Bayern, Đức.

Một người Syria, 27 tuổi, cho nổ bom tự sát trước cổng vào khu vực liên hoan âm nhạc tại Ansbach, làm 15 người bị thương.

Cảnh sát tìm thấy một cuộn băng vidéo trong đó hung thủ tuyên thệ trung thành với Daech.
Như vậy là trong một tuần, Đức đã phải hứng chịu hai vụ tấn công do Daech tự nhận trách nhiệm.
 Trước đó, vào ngày 18/07/2016, một người nhập cư Pakistan, 17 tuổi, đã dùng dao và rìu tấn công hành khách trên một toa xe lửa, làm 5 người bị thương. Hung thủ đã bị cảnh sát bắn hạ.

Công luận Đức lo ngại, hoang mang. Trong bối cảnh đó, các chính trị gia Đức tìm mọi cách trấn an người dân và không khai thác trục lợi vì mục đích chính trị và chỉ có lợi cho phe cực hữu.

Từ Berlin, thông tín viên Pascal Thibaut tường trình :

« Không đổ thêm dầu vào lửa để trục lợi trong vấn đề an ninh, không tranh luận thô bạo, không cáo buộc lẫn nhau, sau các đợt tấn công khủng bố.
Giới chính trị gia Đức tìm cách làm dịu tình hình và trấn an công luận.
Các tranh luận, cáo buộc có thể làm cho người dân có cảm giác chính quyền trung ương và địa phương không làm chủ được tình hình.

Đối với chính quyền Berlin, cần phải làm mọi việc để trấn an và tránh chỉ trích thủ tướng Angela Merkel.
Năm ngoái, thủ tướng Đức đã quyết định mở rộng cửa đón nhận người tị nạn.
Nếu các cử tri cảm thấy là trong tương lai, an ninh bị đe dọa bởi làn sóng người tị nạn thì người phải chịu hậu quả gián tiếp chính là bà Merkel.

Dù sao, Berlin cũng đưa ra một số đề nghị như tăng số nhân viên cảnh sát, kiểm soát người tị nạn chặt chẽ hơn và trong một số trường hợp có thể trục xuất nếu họ vi phạm luật hình sự của Đức.

Báo chí cũng có bình luận làm dịu tình hình. Nhiều nhà bình luận bác bỏ kiểu đánh đồng giữa người tị nạn và khủng bố Hồi Giáo cực đoan.
Họ chỉ thắc mắc là phải chăng có việc đón tiếp và chăm sóc người tị nạn có thiếu sót, đồng thời bác bỏ mọi đạo luật bóp nghẹt các quyền tự do.

Trong một nghiên cứu được tiến hành ở 24 nước, có tới 83% số người được hỏi cho rằng nhập cư và hội nhập là vấn đề hàng đầu ».

Switch mode views: