Mỹ và Philippines cố giảm ý nghĩa thắng lợi của Trung Quốc ở ASEAN
- Thứ Tư, 27 tháng Bảy năm 2016 16:50
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ông John Kerry gặp đồng nhiệm Perfecto Yasay tại trụ sở bộ Ngoại Giao Philipines, 27/07/2016.
REUTERS/Erik De Castro
Vào hôm nay, 27/07/2016, cả Philippines lẫn Hoa Kỳ đều lên tiếng cho rằng việc ASEAN không lên tiếng về phán quyết Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye không phải là thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc.
Những tuyên bố này hoàn toàn trái ngược với ngày càng nhiều phân tích, theo đó Trung Quốc đã hoàn toàn chiến thắng trên hồ sơ Biển Đông tại hội nghị ngoại trưởng ASEAN vừa bế mạc hôm qua tại Lào.
Điển hình cho tuyên bố biện minh kể trên là phát biểu của ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Jr. vào hôm nay, cho rằng không thể nói là Trung Quốc hay Philippines chiến thắng sau các sự kiện vừa qua.
Theo ông, kẻ thắng chính là ASEAN vì đã « duy trì được những nguyên tắc của pháp luật quốc tế và ... quan trọng hơn, là theo đuổi các cuộc đàm phán về tranh chấp một cách hòa bình. ».
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng không nói gì khác hơn, khi tuyên bố rằng kết quả chung của các hội nghị tại Lào là « thắng lợi của ASEAN ».
Vấn đề là trong lúc Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ các cuộc đàm phán song phương Philippines-Trung Quốc để giải quyết vấn đề tranh chấp Trường Sa, thì chính ngoại trưởng Philippines cũng khẳng định rằng « Tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines là một vấn đề song phương », một lập trường giống hệt như những gì Bắc Kinh chủ trương từ trước đến nay.
Đối với hãng tin Mỹ AP, thực tế cho thấy là tại hội nghi ASEAN vừa kết thúc, Trung Quốc hầu như đã áp đặt được toàn bộ các quan điểm của mình, và các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc đã lần lượt thúc thủ.
Trả lời phỏng vấn của AP, Ian Storey, một chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore cho rằng thực tế đó là một điều đáng hổ thẹn, không chỉ cho ASEAN, mà cả cho Trung Quốc, nước không ngần ngại dùng thủ đoạn để giành thắng lợi về minh :
« Tại các cuộc họp ở Vientiane, cả Trung Quốc lẫn ASEAN đều không chứng tỏ được danh dự của mình ».
Đối với chuyên gia này, thì « Quả là một thực tế đáng buồn khi kỳ vọng của ASEAN là sẽ làm được một cái gì đó để hạ thấp căng thẳng ở Biển Đông đã biến thành con số không, trong lúc ưu tư lại phải tập trung vào việc tìm phương cách làm việc chung với nhau ».
Theo hãng AP, « cú ân huệ » đầu tiên mà Trung Quốc giáng vào đầu ASEAN là tại hội nghị ngoại trưởng khối Đông Nam Á, khi thông qua Cam Bốt và Lào, Bắc Kinh đã ngăn chặn thành công một thông cáo chung đề cập đến các phán quyết ngày 12/07 của Tòa Trọng Tài La Haye bất lợi cho Trung Quốc.
Cho dù thông cáo chung ASEAN đã nêu bật quan ngại về những căng thẳng ở Biển Đông, nhưng Trung Quốc không bị nêu tên.
Một chỉ dấu thứ hai về thắng lợi của Trung Quốc : Các nước có tranh chấp Biển Đông với Bắc Kinh như kém hẳn nhiệt tình hơn các nước khác trong việc thúc đẩy một thái độ cứng rắn đối với Trung Quốc.
Ngay cả Philippines, nước đã kiện Trung Quốc, lần này cũng không quá mạnh mẽ trong việc yêu cầu tuyên bố chung của ASEAN phải có lời lẽ cứng rắn đối với Bắc Kinh.
Không những thế, Philippines còn liên tục nói rằng phán quyết quốc tế về Biển Đông là kết quả một vụ kiện « đơn phương » của Manila, hàm ý rằng ASEAN không nên can dự vào.
Về phía Malaysia, ngoại trưởng nước này thậm chí còn không đến Lào, trong lúc Brunei thì chờ đến phiên họp cuối để lên tiếng khen sự lãnh đạo của Trung Quốc.
Còn Việt Nam, vào hôm qua, khi trả lời hãng tin AP, thứ trưởng ngoại giao Lê Hoài Trung, cho rằng Việt Nam muốn giải quyết các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Đông thông qua đàm phán song phương, dù không loại trừ việc áp dụng luật pháp quốc tế.
Đối thoại song phương chính là quan điểm từ trước đến nay của Bắc Kinh
Tin mới
- Bắc Cực : Tham vọng của Nga - 28/07/2016 18:47
- Pháp: Một thủ phạm tấn công nhà thờ gần Rouen từng tìm cách sang Syria - 28/07/2016 14:59
- Pháp : Nhận dạng hung thủ thứ hai tấn công nhà thờ - 28/07/2016 14:39
- Hải quân Nga-Trung tập trận ở Biển Đông vào tháng 9 - 28/07/2016 14:30
- Trung Quốc đòi Việt Nam điều tra vụ hộ chiếu lưỡi bò bị bôi bẩn - 28/07/2016 14:25
- Ông Trump khuyến khích Nga tấn công tin tặc máy chủ email của cựu Ngoại trưởng Clinton - 28/07/2016 01:07
- Linh mục Pháp bị phiến quân Hồi giáo ép quỳ gối, cứa cổ - 27/07/2016 23:15
- Nhật : Hơn 240 tỉ euro để chấn hưng kinh tế - 27/07/2016 18:51
- Biển Đông: Bắc Kinh thuê biển quảng cáo ở Times Square (NY) để tuyên truyền - 27/07/2016 18:45
- Bắc Triều Tiên thả truyền đơn sang Hàn Quốc bằng đường thủy - 27/07/2016 16:59