Liên Hiệp Quốc : Người Rohingya, nạn nhân "tội ác chống nhân loại"
- Thứ Hai, 20 tháng Sáu năm 2016 16:48
- Tác Giả: Tú Anh
Một chiếc tầu chở người Rohingyas ngoài khơi Indonesia.
AFP PHOTO / JANUAR
Bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc nhân Ngày Tị nạn Quốc Tế 20/06 báo động tình trạng khốn khó của sắc dân Rohingya, theo đạo Hồi, ở Miến Điện.
Không được xem là công dân Miến Điện, hàng trăm ngàn người sống chen chúc nhau trong các khu tạm cư ở miền tây, biến thành nạn nhân của lao động cưỡng bách và nô lệ tình dục.
Trong bản báo cáo của Liên Hiệp Quốc dành cho các sắc dân thiểu số ở Miến Điện, Cao ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc tố cáo tinh trạng « vi phạm nhân quyền có hệ thống, với qui mô lớn có thể bị xem là phạm tội ác chống nhân loại và bị truy tố ra toà án ».
Với khoảng 1 triệu người, trong số này có những người định cư tại Miến Điện từ nhiều thế hệ vẫn bị xem là di dân bất hợp pháp từ Bangladesh.
Mãi đến thập niên 1990, trẻ con Rohingya mới được cấp giấy khai sinh. Trong những năm cuối dưới chế độ độc tài, nhiều vụ xung đột đẫm máu xảy ra giữa cộng đồng thiểu số này với một bộ phận Phật tử do một nhóm tu sĩ cực đoan kích động.
Ngay bà Aung San Suu Kyi cũng tỏ ra lãnh đạm với số phận của người Rohingya và thái độ này làm cho giải Nobel Hoà bình 1991 bị công luận quốc tế chỉ trích.
Cao Ủy Tị Nạn nhìn nhận chính quyền mới thừa kế di sản của chế độ cũ khi mà « luật pháp được soạn ra để phủ nhận các quyền căn bản của các sắc dân thiểu số ».
Chế độ mới đã tỏ ý muốn thay đổi. Liên Hiệp Quốc hy vọng là sẽ được chính phủ của bà Aung San Suu Kyi cùng hợp tác để cải thiện đời sống của người Hồi Giáo theo các đề nghị của bản báo cáo.
Số phận mong manh của sắc dân Shan và Kachin trong cuộc nội chiến chống chính quyền trung ương cũng không bị bỏ quên.
Liên Hiệp Quốc đòi hỏi « một cuộc điều tra toàn diện » về tình trạng vi phạm nhân quyền ở các bang Rakhin, Kachin và Shan.
Tin mới
- Syria : quân đội thất thế trước quân thánh chiến - 21/06/2016 18:25
- Thể thao Nga gặp vận đen - 21/06/2016 16:06
- Philippines, Malaysia và Indonesia hợp tác kiểm soát an ninh trên biển - 21/06/2016 16:00
- Quân đội Nhật báo động đề phòng tên lửa Bắc Triều Tiên - 21/06/2016 15:53
- Vụ mất tích: Lãnh đạo Hồng Kông chất vấn Bắc Kinh - 21/06/2016 15:46
- Trung Quốc: Dân làng Ô Khảm biểu tình đòi trả tự do cho trưởng thôn - 21/06/2016 15:41
- Biển Đông : Trung Quốc dọa rút khỏi UNCLOS - 21/06/2016 14:51
- Hàn Quốc cảnh báo mối đe dọa của IS đối với các căn cứ quân sự Mỹ - 20/06/2016 22:39
- Anh Quốc : Phe chống Brexit khởi sắc trở lại - 20/06/2016 17:18
- Hai trận đấu nhiều "hiểm nguy" ngày 20/06 - 20/06/2016 17:07
Các tin khác
- Philippines : Giáo Hội báo động các vụ cảnh sát giết người - 20/06/2016 16:27
- Mỹ tập trận tại châu Á-Thái Bình Dương : “Chuyện bình thường” - 20/06/2016 16:20
- Ba lý do khiến Trung Quốc muốn Anh ở lại Liên Hiệp Châu Âu - 20/06/2016 13:13
- Bỉ khởi tố ba người bị tình nghi chuẩn bị tấn công khủng bố - 19/06/2016 23:25
- Đến lượT CIO ủng hộ quyết định cấm vận động viên Nga - 19/06/2016 23:17
- Đức chỉ trích thái độ « biểu dương lực lượng » của NATO - 19/06/2016 23:11
- Euro 2016 : Không còn những "viên gạch lót đường" cho các ông lớn - 19/06/2016 22:19
- Ấn Độ: Thống đốc Ngân hàng thông báo không tiếp tục nhiệm kỳ 2 - 19/06/2016 22:08
- Nhật Bản: Biểu tình phản đối căn cứ Mỹ ở Okinawa - 19/06/2016 21:52
- Vợ và cha hung thủ vụ Orlando trong 'danh sách cấm bay' - 18/06/2016 22:55