Trung Quốc đề nghị châu Âu không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông
- Thứ Sáu, 17 tháng Sáu năm 2016 15:35
- Tác Giả: Đức Tâm
Đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi), tại buổi lễ kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc-China-EU.
@fmprc.gov.cn
Trang thông tin châu Âu Euro Activ, ngày 17/06/2016, cho biết, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu yêu cầu khối này không nên can thiệp vào cuộc xung đột ở Biển Đông.
Đầu tuần trước, nhân chuyến thăm Bắc Kinh, thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ lo ngại về cuộc xung đột ở Biển Đông và cho rằng « cần phải sử dụng một loạt cơ chế, kể cả đàm phán đa phương, để tránh làm nẩy sinh những căng thẳng mới ».
Truớc đó, trong tháng Năm, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk đã tuyên bố là Liên Hiệp Châu Âu cần phải có một lập trường rõ ràng về các đòi hỏi lãnh thổ của Trung Quốc.
Đáp lại, đại sứ Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Châu Âu, bà Dương Yến Di (Yang Yan Yi) cho rằng do đây là các xung đột về chủ quyền liên quan đến lợi ích hàng đầu của Trung Quốc và việc giải quyết các loại bất đồng này không thuộc thẩm quyền của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các quy định của Công ước này, Trung Quốc đã làm như nhiều quốc gia khác và đã lựa chọn hình thức đàm phán song phương, thay cho một giải pháp có sự tham gia của bên thứ ba.
Vẫn theo đại sứ Trung Quốc, Liên Hiệp Châu Âu không nên từ bỏ lập trường trung lập trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông và nên tập trung vào việc bảo đảm an ninh hàng hải trong khu vực, ví dụ như chống nạn cướp biển.
Đại sứ Trung Quốc nhấn mạnh, nạn cướp biển « mới là mối đe dọa thực sự, khác với vấn đề chủ quyền hoặc biên giới trên biển » và tranh chấp chủ quyền lãnh thổ cần được giải quyết giữa Trung Quốc và các nước có đòi hỏi và đó không phải là vai trò của châu Âu.
Nhân dịp này, đại sứ Trung Quốc cũng tố cáo, các khiêu khích chính trị và quân sự của Mỹ mới thực sự là nguyên nhân gây căng thẳng ở Biển Đông.
Ngày 15/06, bộ Ngoại Giao Malaysia đã công bố thông cáo của các ngoại trưởng ASEAN, sau cuộc họp với đồng nhiệm Trung Quốc ở Vân Nam, bày tỏ mối lo ngại sâu sắc về căng thẳng tại Biển Đông.
Tuy nhiên, theo bình luận của website EuroActiv, thái độ chống Trung Quốc này không kéo dài vì chỉ vài giờ sau đó, bản tuyên bố này đã được rút lại và theo giải thích của đại diện Malaysia là văn bản này cần được « sửa đổi khẩn cấp ».
Tin mới
- Mỹ-Nhật-Ấn họp về an ninh hàng hải với trọng tâm là Trung Quốc - 18/06/2016 14:36
- Úc tạm hoãn xuất khẩu gia súc sống cho Việt Nam - 17/06/2016 22:15
- Giới ngoại giao Mỹ chỉ trích chính sách Syria của Obama - 17/06/2016 21:37
- Trừng phạt Nga : Châu Âu vẫn cứng rắn - 17/06/2016 21:07
- Vụ rơi máy bay EgyptAir : Hai hộp đen đã được vớt lên - 17/06/2016 20:59
- Trung Quốc: Chuyên gia chính phủ báo động về nợ - 17/06/2016 16:42
- Pháp kêu gọi Miến Điện tiếp tục chuyển tiếp dân chủ - 17/06/2016 16:32
- Mỹ đưa phi cơ tấn công điện tử đến Philippines - 17/06/2016 16:26
- Hải quân Indonesia diễn tập lớn ở Biển Đông - 17/06/2016 15:52
- Thành phố Hồ Chí Minh : Đô thị hoá và thách thức - 17/06/2016 15:46
Các tin khác
- EgyptAir : Tìm thấy các mảnh vỡ máy bay - 16/06/2016 19:14
- Nguyên thủ Mỹ đến Orlando tưởng niệm các nạn nhân - 16/06/2016 19:09
- Euro 2016 : Pháp vượt qua vòng bảng chật vật - 16/06/2016 18:47
- Euro 2016 : Anh – Xứ Wales : Trận cầu ẩn chứa hiềm tị lịch sử - 16/06/2016 18:06
- Euro 2016 : Matxcơva phản đối Pháp bắt giữ cổ động viên Nga - 16/06/2016 17:55
- Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ? - 16/06/2016 15:51
- Trung Quốc hủy mời dàn đồng ca thiếu nhi Đài Loan - 16/06/2016 15:45
- Nhật: Bị cáo buộc biển thủ công quỹ, thống đốc Tokyo phải từ chức - 16/06/2016 15:37
- Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên - 16/06/2016 15:31
- Chiến hạm Trung Quốc bám tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông - 16/06/2016 15:01