Mỹ, Nhật và Ấn Độ bắt đầu phác họa trật tự mới trên biển châu Á ?
- Thứ Năm, 16 tháng Sáu năm 2016 15:51
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Tiêm kíc F/A-18 Hornet trên tàu sân bay Mỹ John C. Stennis trong cuộc tập trận Malabar, với Mỹ, Nhật và Ấn Độ, ở ngoài khơi phía nam Okinawa, Nhật Bản, ngày 15/06/2016
REUTERS/Nobuhiro Kubo
Kể từ ngày 14/06/2016, và liên tiếp trong ba ngày, Hải Quân ba nước Mỹ, Nhật và Ấn Độ đã tham gia một cuộc tập trận có quy mô thuộc loại rầm rộ và phức tạp nhất từ trước tới nay tại vùng Biển Philippines.
Trung Quốc đã không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân của mình theo dõi sát sao.
Mối quan ngại của Bắc Kinh không phải là không có cơ sở, vì cuộc tập trận hải quân ba bên Mỹ-Nhật-Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định ra một trật tự mới trên vùng đại dương châu Á nhằm chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán, với sức mạnh quân sự ngày càng tăng.
Theo một số chuyên gia phân tích được nhật báo Mỹ Wall Street Journal ngày 15/06 trích dẫn, thì việc hình thành liên minh mới này nằm trong một chiến lược lâu dài của Mỹ, dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu đời giữa Washington và Tokyo, và việc thuyết phục New Delhi nhập cuộc.
Trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã nỗ lực củng cố quan hệ chiến lược với Ấn Độ, và khuyến khích New Delhi đóng một vai trò tích cực hơn, không chỉ ở Ấn Độ Dương mà cả ở Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.
Theo ông C. Raja Mohan, giám đốc trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Endowment thì « Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng », và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ-Nhật-Ấn là « một chuyển đổi chiến lược quan trọng » của Washington.
Trong việc hình thành thế liên kết Mỹ-Nhật- Ấn, khâu khó nhất có lẽ là làm sao tranh thủ được Ấn Độ, một nước rất tự hào với truyền thống phi liên kết của mình, không muốn tham gia vào bất kỳ một liên minh quân sự chính thức nào.
Thế nhưng Mỹ đã khéo khai thác thực tế là New Delhi đã bắt đầu tham gia vào một cơ chế đối thoại ba bên với Washington và Tokyo từ năm ngoái.
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng không tránh khỏi quan ngại trước nguy cơ Trung Quốc quân sự hóa vùng Biển Đông, đe dọa quyền tự do đi lại trong một khu vực có một phần ba lượng hàng hóa trên thế giới trung chuyển.
Mối quan ngại lại càng lớn khi các hành động quyết đoán áp đặt chủ quyền của Trung Quốc làm cho khu vực căng thẳng, và điều đó dĩ nhiên là không có lợi cho Ấn Độ.
Chính trong bối cảnh đó mà nhân chuyến thăm Mỹ và tuần trước, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã khẳng định rằng « sự thiếu vắng một kiến trúc an ninh được các bên đồng ý, đã tạo ra một tình trạng bấp bênh » ở châu Á và quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Mỹ sẽ giúp đảm bảo quyền tự do hàng hải và an ninh cho các tuyến thông thương.
Nhật Bản cũng ra sức chiêu dụ Ấn Độ. Hai quốc gia đã nâng cấp quan hệ lên hàng « đối tác chiến lược », và nhất trí tăng cường hợp tác an ninh.
Nhân chuyến công du Ấn Độ hồi tháng 12 năm ngoái của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hai bên cho biết là sẽ cùng nhau làm việc trên các dự án hạ tầng ở vùng Nam Á, một động thái nhằm hạn chế đà thâm nhập của Trung Quốc.
Dĩ nhiên là cho dù vẫn tìm cách tăng cường quan hệ với nhau, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Nhật Bản vẫn cố tránh làm khu vực căng thẳng thêm lên.
Trong quá khứ, Bắc Kinh đã từng có những phản ứng tiêu cực khi cảm thấy đà vươn lên của mình bị các nước khác liên kết với nhau để ngăn chặn.
Tin mới
- Pháp kêu gọi Miến Điện tiếp tục chuyển tiếp dân chủ - 17/06/2016 16:32
- Mỹ đưa phi cơ tấn công điện tử đến Philippines - 17/06/2016 16:26
- Hải quân Indonesia diễn tập lớn ở Biển Đông - 17/06/2016 15:52
- Thành phố Hồ Chí Minh : Đô thị hoá và thách thức - 17/06/2016 15:46
- Trung Quốc đề nghị châu Âu không can thiệp vào hồ sơ Biển Đông - 17/06/2016 15:35
- EgyptAir : Tìm thấy các mảnh vỡ máy bay - 16/06/2016 19:14
- Nguyên thủ Mỹ đến Orlando tưởng niệm các nạn nhân - 16/06/2016 19:09
- Euro 2016 : Pháp vượt qua vòng bảng chật vật - 16/06/2016 18:47
- Euro 2016 : Anh – Xứ Wales : Trận cầu ẩn chứa hiềm tị lịch sử - 16/06/2016 18:06
- Euro 2016 : Matxcơva phản đối Pháp bắt giữ cổ động viên Nga - 16/06/2016 17:55
Các tin khác
- Trung Quốc hủy mời dàn đồng ca thiếu nhi Đài Loan - 16/06/2016 15:45
- Nhật: Bị cáo buộc biển thủ công quỹ, thống đốc Tokyo phải từ chức - 16/06/2016 15:37
- Hàn Quốc tập trận bắn đạn thật gần biên giới trên biển với Bắc Triều Tiên - 16/06/2016 15:31
- Chiến hạm Trung Quốc bám tàu sân bay Mỹ trên Biển Đông - 16/06/2016 15:01
- Thổ Nhĩ Kỳ, Israel ra sức hàn gắn quan hệ song phương - 16/06/2016 01:00
- Tin tặc Nga tiếp cận nhiều thông tin dùng để chống lại ông Trump - 16/06/2016 00:50
- Các nhà điều tra: Vợ tay súng Orlando biết trước kế hoạch tấn công - 16/06/2016 00:43
- Vợ hung thủ Omar Mateen chở chồng đi mua súng đạn - 16/06/2016 00:31
- Giới trẻ Việt Nam nghiện ma túy ngày càng tăng - 16/06/2016 00:22
- Đối thoại Mỹ-Venezuela, ngoại trưởng Kerry ủng hộ trưng cầu dân ý - 16/06/2016 00:16