Miến Điện : Dự luật biểu tình của chính phủ mới bị chỉ trích
- Thứ Sáu, 13 tháng Năm năm 2016 16:51
- Tác Giả: Trọng Thành
Sinh viên biểu tình đối diện với cảnh sát ở Letpadan, miền trung Miến Điện, ngày 10/03/2015.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Ngay sau khi nắm quyền, chính phủ của đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ Miến Điện phải đối mặt với hệ thống pháp luật mang tính trấn áp, mà tập đoàn quân sự để lại.
Hồi tuần trước, tân chính phủ công bố đề xuất sửa đổi luật biểu tình, với một số điều khoản bị cho là thỏa hiệp với giới quân sự.
Nhiều nhà bảo vệ nhân quyền lên án dự luật biểu tình sửa đổi, cho dù đã có những thay đổi quan trọng trong dự luật này.
Theo Reuters, hôm nay 13/05/2016, những điểm gây chú ý trong dự luật biểu tình sửa đổi là đề xuất trừng phạt những người tung tin “bịa đặt” và sử dụng các khẩu hiệu khác với những gì đã đăng ký.
Dự luật cũng cấm những người không phải là công dân Mến Điện biểu tình phản kháng, và khép vào tội hình sự đối với nhiều hành vi “làm rối loạn” hay “gây trở ngại” cho xã hội (mục tiêu chủ yếu của quy định này được cho là nhắm vào cộng đồng thiểu số Rohingya theo đạo Hồi).
Theo đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ, luật mới về biểu tình mang lại những thay đổi quan trọng so với thời tập đoàn quân sự, và tập trung vào việc bảo vệ người biểu tình hơn là trừng phạt họ.
Tuy nhiên, dự luật biểu tình của tân chính phủ đã bị một số tổ chức bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động tranh đấu sinh viên lên án là bóp nghẹt quyền biểu tình.
Theo ông David Mathieson, thành viên của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, luật biểu tình không nên bao gồm các biện pháp trừng phạt người biểu tình, ông lo ngại tân chính phủ sẽ nhanh chóng thông qua luật này.
Ông Zayar Lwin, lãnh đạo của một trong các hiệp hội sinh viên lớn nhất Miến Điện, cũng cho rằng giới sinh viên sẽ không chấp nhận có một luật mới như vậy, nếu những điều khoản đàn áp không bị hủy bỏ.
Bà Laura Haigh, thành viên Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International), thậm chí còn cảnh báo, nếu luật biểu tình được thông qua như hiện nay, Miến Điện sẽ có thêm nhiều tù nhân lương tâm.
Biểu tình chỉ phải đăng ký trước hai ngày
Các phê phán nói trên bị một thành viên của Ủy ban Tư Pháp Hạ Viện, ông Aung Thein, nguyên là một luật sư tranh đấu, bác bỏ.
Theo ông, luật mới bảo đảm tốt hơn quyền tự do biểu tình, bởi biểu tình sẽ chỉ phải đăng ký trước hai ngày với cảnh sát – mà không cần xin phép - so với đòi hỏi phải được cảnh sát cho phép và phải xin trước năm ngày.
Người biểu tình cũng được bảo vệ tốt hơn, bởi 15 ngày sau biểu tình, nếu không có kiện cáo gì, vụ việc coi như khép lại.
Những người ủng hộ bà Aung San Suu Kyi tại miền tây Miến Điện đặc biệt quan tâm đến dự luật biểu tình.
Lãnh đạo đảng Liên Đoàn Quốc Gia vì Dân Chủ bị nhiều chỉ trích vì đã không lên tiếng bảo vệ quyền của các cư dân Rohingya, chủ yếu sống tại miền tây, vẫn tiếp tục bị truy bức, kể từ khi Miến Điện có chính quyền dân cử đầu tiên.
Hôm 10/05, tân đại sứ Mỹ tại Miến Điện, trong bài phát biểu đầu tiên, đã nhấn mạnh đến việc Hoa Kỳ tiếp tục theo sát, để nhân quyền được tôn trọng tại Miến Điện.
Đại sứ Mỹ cũng từ chối đề nghị của ngoại trưởng Aung San Suu Kyi, yêu cầu Washington không dùng từ “Rohingya” để gọi cộng đồng thiểu số bị truy bức nói trên.
Dự luật biểu tình sẽ được thảo luận tại Thượng Viện cho đến ngày 26/05, trước khi chuyển qua Hạ Viện.
Tân chính quyền Miến Điện có kế hoạch xem xét lại 142 luật hiện hành – chiếm một phần tư tổng số luật, theo chủ tịch Ủy ban Tư Pháp Hạ Viện Tun Tun Hein.
Trong số đó có hai đạo luật trấn áp chủ chốt, Luật Bảo Vệ Nhà Nước Chống các Nguy Cơ Lật Đổ và Luật về Tình Trạng Khẩn Cấp.
Theo ông Tun Tun Hein, hai đạo luật nhằm đàn áp giới ly khai và bỏ tủ những nhà tranh đấu này sẽ bị hủy bỏ.
Tin mới
- Liên Hiệp Quốc quan ngại về đàn áp biểu tình ở Việt Nam - 14/05/2016 21:10
- Vừa gian ác tham lam lại vừa ngu - 14/05/2016 14:12
- Có chỉ đạo chống biểu tình từ cấp cao? - 13/05/2016 21:22
- Ông Donald Trump và Chủ tịch Hạ viện tỏ ý tin tưởng sau cuộc hội kiến - 13/05/2016 20:20
- Thủ tướng Việt Nam đi Nga - 13/05/2016 20:13
- Thế vận hội 2014 : Người trong cuộc tố cáo quốc sách doping của Nga - 13/05/2016 19:24
- Syria : Hội Đồng Bảo An cảnh báo “tội ác chiến tranh” - 13/05/2016 18:36
- IMF : Anh ra khỏi châu Âu là “mối họa lớn” - 13/05/2016 18:25
- Thế Vận Hội 2020 : Nhật Bản bác bỏ cáo buộc về tham nhũng - 13/05/2016 17:33
- Trung Quốc kêu gọi Mỹ xử lý bất đồng về Biển Đông "một cách xây dựng" - 13/05/2016 17:23
Các tin khác
- Ông Nguyễn Minh Cần qua đời - 13/05/2016 16:41
- Châu Âu phát hiện chất cấm trong hải sản Việt Nam - 13/05/2016 02:56
- Trăn trối trước khi chết: 'Đừng bỏ phiếu cho bà Clinton' - 13/05/2016 01:30
- Apple thu được hơn 1 tấn vàng từ iPhone và computer cũ - 13/05/2016 01:23
- Mỹ khởi động hệ thống lá chắn chống tên lửa tại Rumani gây căng thẳng với Nga - 13/05/2016 01:12
- Syria : Daech cô lập thành phố cổ Palmyra - 13/05/2016 00:51
- Pháp : Nội các Valls bị Hạ Viện bỏ phiếu bất tín nhiệm? - 12/05/2016 23:58
- Sau "nem", "phở" và "bò bún" đi vào từ điển Pháp - 12/05/2016 23:44
- Nhật Bản : Xu thế chọn Việt Nam làm bàn đạp xuất khẩu tăng mạnh - 12/05/2016 16:11
- Trung Quốc khẳng định : Lập trường Biển Đông được ủng hộ rộng rãi - 12/05/2016 16:06