Việt Nam tìm mua chiến đấu cơ phương Tây để đối phó với Trung Quốc
- Thứ Năm, 14 tháng Giêng năm 2016 16:39
- Tác Giả: Thụy My
Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon do Châu Âu sản xuất.
CC/Ditry A. Mottl
Theo trang mạng The National Interest ngày 13/01/2016, Việt Nam đang thương lượng với các nhà sản xuất Mỹ và Châu Âu, có thể mua đến 100 phi cơ quân sự để thay thế các phương tiện đã quá cũ kỹ.
Đây là một phần trong chiến lược của Hà Nội nhằm đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, giảm phụ thuộc vào thiết bị Nga.
Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất phương Tây để mua các chiến đấu cơ, phi cơ tuần duyên, máy bay không người lái.
Các kiểu máy bay chiến đấu đang được nhắm đến là Saab JAS-39 E/F Gripen NG (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon (Châu Âu), Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon (Mỹ), Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Mỹ), cũng như chiến đấu cơ hạng nhẹ F/A-50 do Hàn Quốc hợp tác với tập đoàn Lockheed (Mỹ) sản xuất.
Nếu thương lượng thành công, Hà Nội có thể đặt mua đến 100 chiến đấu cơ để thay thế 144 chiếc Mikoyan Mig-21 Fishbeds và 38 chiếc Sukhoi-22 Fitter đã cũ.
Những máy bay chiến đấu này sẽ tiếp thêm sức mạnh cho phi đội Sukhoi-27 Flanker và Su-30MKS Flanker hiện có.
Tờ báo nhận định, tuy quan hệ Mỹ-Việt đã có những bước tiến dài, nhưng Hà Nội có vẻ còn ngần ngại trước việc mua chiến đấu cơ Mỹ, và như vậy Châu Âu đang có ưu thế, đặc biệt là đối với Typhoon.
Tuy nhiên, Việt Nam không chỉ cần chiến đấu cơ, mà cả các phi cơ tuần duyên cũng như phương tiện giám sát trên biển, trong bối cảnh Trung Quốc đang ráo riết tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông.
Hà Nội đang thương lượng để mua máy bay Saab 340 của Thụy Điển hay Airbus C-295 loại tuần duyên, Hercules của Mỹ.
Boeing cũng giới thiệu một loại máy bay với nhiều loại thiết bị giám sát từ kiểu P-8 Posedon, tuy nhiên không có khả năng chống tàu ngầm.
Với trên 3.200 km bờ biển, Việt Nam cũng cần các máy bay không người lái để giám sát.
Hiện The National Interest không có chi tiết Việt Nam đang tìm mua loại nào, tuy nhiên tờ báo nhận định, trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc không hề giảm, Hà Nội hầu như chắc chắn phải khai thác phương án này, và như vậy, càng xích lại gần hơn với Washington.
Tin mới
- Trung Quốc với ý đồ dùng thường dân áp đặt chủ quyền ở Trường Sa - 17/01/2016 00:32
- Malaysia bắt 4 nghi can có liên hệ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo - 17/01/2016 00:24
- Mỹ : Tranh luận gay gắt giữa các ứng viên Tổng thống đảng Cộng Hòa - 15/01/2016 21:42
- Lính thủy đánh bộ Trung Quốc tập trận tại Tân Cương - 15/01/2016 20:30
- Bắc Triều Tiên đã chơi thành công ván bài hạt nhân ? - 15/01/2016 20:23
- Bầu cử Đài Loan: Đảng Dân Tiến thắng, quan hệ Trung-Đài hứa hẹn nhiều biến động - 15/01/2016 19:56
- Tòa án Thái Lan xử cựu Thủ tướng Yingluck - 15/01/2016 19:47
- Nhật thúc đẩy thỏa thuận an ninh với Việt Nam trong năm 2016 - 15/01/2016 19:41
- Biển Đông : Trung Quốc gọi đầu tư vào các đảo có tranh chấp - 15/01/2016 19:35
- Philippines đề nghị cùng tuần tra với Mỹ tại Biển Đông - 15/01/2016 14:12
Các tin khác
- Việt Nam dùng máy bay không người lái tuần tra Biển Đông - 14/01/2016 16:31
- Philippines cho phép Mỹ sử dụng 8 căn cứ quân sự - 14/01/2016 16:22
- Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị? - 14/01/2016 01:15
- Môi giới hôn nhân giả, hai phụ nữ Việt ra tòa ở Singapore - 13/01/2016 20:19
- Đức muốn trục xuất nhanh người nước ngoài phạm pháp - 13/01/2016 20:01
- Đức : Các nghi can tấn công tình dục là người Bắc Phi và Ả Rập - 13/01/2016 19:53
- Một nhân viên nhân quyền người Thụy Điển bị Trung Quốc bắt - 13/01/2016 19:46
- Bà Aung San Suu Kyi gặp các nhóm thiểu số vũ trang Miến Điện - 13/01/2016 18:43
- Bình Nhưỡng thất bại vụ thử tên lửa phóng từ tầu ngầm - 13/01/2016 18:09
- Hàn Quốc bắn cảnh cáo một máy bay không người lái Bắc Triều Tiên - 13/01/2016 17:58