Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Tòa quốc tế xử vụ đền Preah Vihear

cambot preahvihear



Dân chúng Campuchia trong một lần biể̀u tình bảo vệ đền Preah Vihear

 

Hai nước ASEAN là Campuchia và Thái Lan đã cùng yêu cầu Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) làm rõ phán quyết của tòa về quyền sở hữu liên quan đến ngôi đền cổ Preah Vihear nằm ở vùng biên giới hai nước.

Theo AP hôm 15/4/2013, quyết định này của Phom Penh và Bangkok có mục tiêu giải quyết tranh chấp kéo dài 50 năm, gây căng thẳng lên cao gần đây.

Năm 1962, Tòa này đã phán quyết rằng ngôi đền 1000 tuổi nằm trên đất Campuchia nhưng Thái Lan nói tòa không định rõ đường biên chung cuộc quanh địa điểm được coi là di sản thế giới.

Quân đội hai nước Đông Nam Á này đã liên tục va chạm tại khu vực quanh đền, gây ra căng thẳng ngoại giao.

Năm 2011, Tòa Công lý Quốc tế ở The Hague, Hà Lan đã ra lệnh lập khu phi quân sự quanh đền sau vụ đọ súng làm chết 20 người và khiến hàng nghìn dân bị ly tán.

Hôm nay 15/4, Tòa bắt đầu phiên xử kéo dài bốn hôm bằng buổi nghe trình bày lập luận của Campuchia.

Đến thứ Tư, Thái Lan sẽ trình bày lập luận của phía họ.

Trước đó, vấn đề đã được nêu ra tại các diễn đàn của ASEAN và cả Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhưng chưa đưa đến được giải pháp rốt ráo.

Kéo dài từ lâu

Thailan preahvihear

Dân Thái Lan biểu tình đòi chủ quyền ở ngôi đền được Unesco công nhận

 

Dù đây là ngôi đền Ấn Giáo, đạo không phải là quốc giáo ở cả hai nước Thái Lan và Campuchia nhưng vị trí của đền nằm cao trên đỉnh núi lại là một ưu thế cho giới quân sự.

Hồi tháng 2/2011, Thái Lan và Campuchia đồng ý cho ASEAN điều quan sát viên tới vùng biên giới tranh chấp nhằm giảm căng thẳng sau khi hai bên cùng rút quân ra.

Chuyên viên quân sự và dân sự Indonesia được điều đến khu vực xung quanh đền Preah Vihear, địa điểm giao tranh của quân đội hai nước, nhằm theo dõi và ghi nhận tình hình thực tế.

Thỏa thuận này đạt được trong cuộc họp cấp ngoại trưởng không chính thức của khối Asean ngày 22/2/2011 tại Jakarta.

Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa khi đó nói với báo chí rằng các quan sát viên không trang bị vũ khí sẽ có mặt tại vùng biên giới hai nước đang tranh chấp chủ quyền.

Tuy nhiên, ASEAN chỉ có thể đóng vai trò dàn xếp hòa giải khi xảy ra mâu thuẫn với các nước thành viên mà không thể phán xét về chủ quyền lãnh thổ.

Vì thế, giới quan sát tin rằng một giải pháp chung cuộc chỉ có thể đạt được qua cơ chế của Tòa Công lý Quốc tế thuộc Liên Hiệp Quốc.

Kết quả của quá trình này có thể khiến các quốc gia khác trong vùng có tranh chấp về lãnh thổ nghiên cứu lại cách tiếp cận của họ là qua đàm phán song phương, đa phương hay đưa lên tòa công lý hoặc tòa trọng tài quốc tế.

Switch mode views: