Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Điểm Báo Pháp Quốc Ngày 17-01-2013

 Thu hút đầu tư nước ngoài : Asean sẽ đẩy lùi Trung Quốc ?

Textile.net dautu

 


Đầu tư cho ngành dệt may có xu hướng chuyển từ Trung Quốc sang một số nước Asean như Indonesia hay Việt Nam.
Reuters

 

Nhật báo Les Echos số ra hôm nay có bài nhìn về tiềm năng kinh tế của các nước Asean với dòng tựa đáng chú ý « Đầu tư nước ngoài : Asean ngang ngửa với Trung Quốc ».

Bài viết cho biết, đầu tư nước ngoài trên lãnh thổ Trung Quốc năm rồi đã sụt giảm, trong khi nhiều nhà đầu tư đã cuốn gói khỏi Trung Quốc để tìm đến các nước Asean.

Les Echos cho hay, đầu tư nước ngoài năm 2012 của Trung Quốc đạt 111,7 tỷ đô la, trong khi năm 2011 con số này là 116 tỷ đô la, tức giảm 4%. Đây là lần đầu tiên đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc bị sụt giảm.

Tờ báo nói rõ, bắt đầu từ năm rồi, tình hình có chuyển biến theo hướng có hại cho Trung Quốc và có lợi cho các nước Asean.

Chẳng hạn như, trong 9 tháng đầu năm 2012, đầu tư nước ngoài trong ngành dệt may tại Trung Quốc đã giảm 18,9%, trong khi đó tại Indonesia và Thái Lan thì lại tăng lần lượt là 66% và 43%. Nguyên nhân của sự sụt giảm tại Trung Quốc, theo các chuyên gia là do ngành dệt may ở nước này đã bước vào giai đoạn bão hòa sau nhiều năm được đầu tư ào ạt.

Nguyên nhân thứ hai, đó là vấn đề tiền lương. Trung Quốc đã mất đi thế mạnh nhân công giá rẻ. Trong giai đoạn 2005-2011, lương nhân công tại Trung Quốc tăng bình quân 20%/năm. Trong bối cảnh đó, nhiều nước khác đã nổi lên cạnh tranh với Trung Quốc như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaisia.

Nhìn trên tổng thể, tờ báo cho biết, các tập đoàn xuyên quốc gia đã bắt đầu nhắm đến các nước trong khối Asean để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, thế mạnh về dân số và tiềm năng tăng trưởng kinh tế.

Theo tờ báo, trước khi cuộc khủng hoảng nổ ra hồi năm 2008, Asean đã thu hút đến 8% nguồn đầu tư thế giới. Thế nhưng sau đó, con số này đã bị rơi xuống còn có 2%.

Từ hai năm nay, các nhà đầu tư lại đưa mắt về thị trường Asean, và hiện tại, tờ báo nhấn mạnh, Asean đang « cạnh tranh ngang ngửa » với Trung Quốc với mức tăng trưởng của hai bên lần lượt là 7,6% và 8,1%. Tập đoàn ngân hàng HSBC nhận định, đầu tư nước ngoài ở các nước Asean sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới.

Việt Nam, một trong những nước tiềm năng

Tờ báo dẫn ra một số nước Asean làm minh chứng cho tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài của khối. Như Indonesia chẳng hạn. Nước này có thế mạnh về dân số, hiện tại là 165 triệu người, sẽ tăng lên hơn 180 triệu người vào năm 2020. Nhân công nước này lại rẻ hơn so với Trung Quốc. Chưa kể là Indonesia dồi dào tài nguyên thiên nhiên. Bởi thế, nếu đầu tư ở nước này, nhà đầu tư sẽ được 3 nguồn lợi: Thị trường tiêu thụ tiềm năng, nguồn nhân công dồi dào và có giá rẻ, nguồn tài nguyên dồi dào. Hai nước khác cũng rất còn tiềm năng mà tờ báo đưa ra đó là Việt Nam với dân số gần 90 triệu người và Philippines với dân số hơn 95 triệu người.

Hai nước khác cũng có tiềm năng, đó là Thái Lan và Malaisia với dân số lần lượt là 70 triệu và 29 triệu người.

Tuy nhiên, theo nhận định của Les Echos, hai địa chỉ đầu tư này kém tiềm năng hơn Việt Nam và Philippines. Nguyên nhân kém tiềm năng, theo tờ báo đó là Thái Lan và Malaisia có giá nhân công đắt hơn và luật đầu tư lại gắt gao hơn.

Ấn Độ-Pakistan : cơm chẳng lành cơm chẳng ngọt

Cũng liên quan đến Châu Á, nhật báo Les Echos nhìn sang Ấn Độ và Pakistan với bài viết cảnh báo : « Quan hệ Ấn Độ-Pakistan xấu đi nghiêm trọng ».

Mở đầu bài viết, Les Echos đã cảnh báo : « Tiếng giày đinh lại vang lên ở miền biên giới hai nước Nam Á này ». Tờ báo nhắc lại, từ sau cái chết của hai quân nhân Ấn Độ hôm 08 tháng 01 này, quan hệ giữa Pakistan và Ấn Độ lại rơi vào một vòng xoáy bạo lực đầy nguy hiểm.

Số là ngày 08 nói trên, hai quân nhân Ấn Độ đã chết trong đó một người bị chặt đầu. Hai bên đổ trách nhiệm cho nhau về vụ việc.

Lúc đầu, tờ báo cho biết, Ấn Độ đã có phản ứng ôn hòa. Thế nhưng, sau đó, Ấn Độ lại lên giọng. Thế là nhiều cuộc đụng độ giữa quân nhân hai nước đã xảy ra ở ranh giới Kashmir trong mấy ngày qua, làm thiệt mạng ít nhất 3 quân nhân Pakistan.

Les Echos cảnh báo, sự leo thang này có nguy cơ phương hại đến những cố gắng hòa giải mà chính phủ hai nước đã tiến hành trong mấy năm qua.

Tờ báo nhắc lại, sau nhiều năm xích mích mà nổi bật nhất là 3 cuộc chiến và các vụ tấn công khủng bố tại Bombay-Ấn Độ bởi những tay súng Hồi Giáo đến từ Pakistan hồi cuối năm 2008, hai cường quốc hạt nhân này đã quyết định xúc tiến quá trình bình thường hóa quan hệ vào năm 2011, mà điểm nhấn được chọn là trao đổi thương mại.

Ấy thế nhưng, các cố gắng đã không cho kết quả như mong muốn. Thương mại song phương chỉ đạt 1,9 tỷ đô la, tức chiếm có 0,24% tổng giao dịch nước ngoài của Ấn Độ. Rồi mấy ngày nay, tình hình lại trầm trọng thêm, các cuộc đàm phán song phương về thương mại đã bị đình chỉ, việc nới lỏng thủ tục visa song phương cũng bị hoãn.
Nhìn về Pakistan, tờ báo cho biết, nước này đang tỏ ra cứng rắn với Ấn Độ, và sẽ còn tiếp tục cứng rắn do tình hình bất ổn trong nước.

Tờ báo nhắc lại, tòa án Tối cao Pakistan vừa quyết định bắt giam thủ tướng đương nhiệm của nước này. Trong khi đó, hàng ngàn người của phe đối lập đã xuống đường biểu tình tại trung tâm thủ đô đòi giải tán quốc hội. Thêm vào đó, nền kinh tế Pakistan lại đang trong vòng khủng hoảng.

Pháp : đơn thương độc mã tại Mali ?

« Ủng hộ nhưng không gửi quân », câu nói này có lẽ thích hợp để diễn tả tình hình hiện tại của Pháp trên chiến trường Mali. Đó cũng là nhận định của tờ nhật báo Công Giáo Pháp La Croix trong bài xã luận chạy tựa « Pháp chỉ một mình ».

Quân đội Pháp tham chiến tại Mali từ mấy ngày nay. Sau các vụ không kích của quân đội Pháp, hiện tại chiến sự đã bắt đầu diễn ra trên mặt đất.

Trong khi đó, các tay súng Hồi Giáo cực đoan lại tiến hành đánh du kích, và đặc biệt nguy hiểm hơn là họ trà trộn trong dân. Tình hình đó, theo La Croix, là rất nguy hiểm cho quân đội tham chiến, cho dân chúng và cho các con tin đang nằm trong tay quân Hồi Giáo cực đoan.

Tờ báo nhấn mạnh, cuộc chiến tại Mali đã vượt ranh giới nước này, và đã lan đến Algeri, bởi vì ngày hôm qua một khu khai thác dầu hỏa tại Algeri đã bị bọn khủng bố tấn công, làm thương vong nhiều người và bắt cóc nhiều người trong đó có hơn 40 chục người thuộc các nước phương Tây. La Croix cảnh báo, cuộc chiến có thể tạo dư chấn ngay trên lãnh thổ nước Pháp bởi các cuộc tấn công khủng bố.

Nước Pháp biết rõ điều đó, nhưng vẫn tham chiến, và mục tiêu được đặt ra là : nhằm ngăn chặn sự bành trướng của các lực lượng Hồi Giáo cực đoan tại Mali. Quyết định tham chiến của tổng thống Pháp François Hollande đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi.

Thủ tướng Đức Angela Merkel ủng hộ ông Hollande và tuyên bố : Vấn đề khủng bố liên quan đến toàn Châu Âu. Các nước đồng minh của Pháp cũng bày tỏ thông điệp ủng hộ nước Pháp.

Ấy thế nhưng, La Croix tỏ ra chua xót khi cho biết : các nước giúp lời chứ không tham gia trên thực địa để hỗ trợ quân đội Pháp tấn công khủng bố, mà nếu có hỗ trợ thì tờ báo cho hay, bắt quá cũng ở mức hỗ trợ máy bay vận tãi hậu cần chứ không chịu đưa quân tham chiến trên bộ.

Còn liên quân Châu Phi, với lực lượng khoảng 3 300 người, được cho là sẽ thay thế quân Pháp trên thực địa, thì đến hôm qua, ngày 16/01/2012, cũng chưa sẵn sàng để triển khai.

Algeri : chìa khóa trong cuộc chiến Mali

Cũng bàn về cuộc chiến tại Mali của quân đội Pháp, nhật báo Le Figaro dành bài xã luận chạy tựa : «Thách thức nằm ở Algéri ».

Tác giả nhấn mạnh : « chìa khóa » của cuộc chiến chống khủng bố tại Mali chính là Ageri. Hiểu rõ điều đó hơn ai hết nên Pháp đã ra sức thuyết phục Algeri hợp tác, bởi vì nếu không có sự hợp tác của Algeri thì theo tác giả, các chiến dịch của Pháp tại Mali không có cơ may chiến thắng.

Thế nhưng, tác giả chua chát : « kẻ thù » cũng hiểu rõ điều đó, nên đã rấp tâm gây bất ổn trên lãnh thổ Algeri.

Theo tác giả, vụ tấn công và bắt cóc khu dầu mỏ trên lãnh thổ Algeri của quân khủng bố cho thấy : các lực lượng Hồi Giáo cực đoan « có liên hệ với Al Qaida » sở hữu « những phương tiện đáng sợ », và cũng cho thấy quyết tâm làm lây lan bất ổn ra toàn khu vực, để đáp trả sự can thiệp quân sự của Pháp.

Còn đối với Algeri, thì khu dầu mỏ bị tấn công hôm qua là « một lá phổi kinh tế » của nước này, một khu vực được bảo vệ nghiêm ngặt vì nó là nguồn thu nhập chủ yếu của Algeri. Tác giả nhắc lại, ngay cả trong cuộc nội chiến ở Algeri hồi những năm 1990 thì cơ sở dầu hỏa này cũng không bị các bên chạm tới.

Tác giả kết luận, với việc đồng ý cho máy bay Pháp sử dụng không phận, Algeri mặc nhiên đã bị đẩy vào cuộc chiến. Và hiện tại, lợi ích cốt lõi của nước này đã bị xâm phạm, vì thế theo tác giả, Algeri buộc phải có phản ứng với tư cách là một nước ở vị trí tiền tiêu.

Cái giá của chiến tranh đối với tăng trưởng kinh tế

« Ngân hàng thế giới thống kê thiệt hại kinh tế của các cuộc xung đột », đó là tựa đề bài viết đăng trên nhật báo Le Figaro nhìn về sự sụt giảm tăng trưởng ở các nước có mùa xuân Ả Rập đi qua.

Thống kê nói trên được ngân hàng thế giới đưa ra trong bản báo cáo mang tên Global Economic Prospects (Triển vọng kinh tế thế giới), được công bố vào ngày hôm qua. Theo báo cáo, năm rồi, tăng trưởng GDP của Syria đã giảm 20% do xung đột kéo dài.

Đến với Libya, chiến sự đã làm cho tăng trưởng GDP của nước này giảm đi 61,1% trong năm 2011. Thế nhưng, năm 2012, quá trình tái thiết đất nước đã khiến cho GDP tăng đến 108%. Thế mới thấy cái giá phải trả cho chiến tranh.

Còn tại Tunisia, nước khởi đầu của mùa xuân Ả Rập, năm 2011, tức sau khi đã lật đổ chính quyền Ben Ali, tăng trưởng GDP của nước này đã giảm đi 1,8%. Năm 2012, con số này cũng chỉ có 2,4%.

Nhìn về Yemen và Côte d’Ivoire (Bờ biển Ngà), tình hình cũng không sáng sủa gì hơn. Theo báo cáo nói trên của Ngân Hàng thế giới, năm 2011, tăng trưởng của hai nước này đã giảm lần lượt là 10% và gần 5%. Năm 2012, tăng trường tại Côte d’Ivoire là 8,2%, còn tại Yemen chỉ có 0,1%.

 

Switch mode views: