Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Máy bay Malaysia MH17 bị tên lửa BUK bắn hạ

CRISIS-MH17

Họp báo tại Hà Lan ngày 13/10/2015 về điều tra vụ máy bay MH17 bị bắn rơi.
Reuters

Tên lửa địa đối không BUK bắn đi từ miền Đông Ukraina là nguyên nhân gây ra cái chết cho 298 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay MH17 hồi tháng 7/2014.
Ukraina nhẽ ra nên đóng cửa không phận ở các vùng có giao tranh.

Trên đây là kết luận vừa của Cơ quan an ninh hàng không Hà Lan, OVV công bố ngày 13/10/2015. Nhưng không thể trả lời ai là thủ phạm.

Sau nhiều tháng điều tra, Cơ quan đặc trách về vấn đề an toàn hàng không của Hà Lan, OVV đi đến kết luận chuyến bay MH17 đã bị tên lửa địa đối không BUK bắn rơi trong vùng lãnh thổ do phe nổi dậy thân Nga kiểm soát.

Ngay từ đầu, Ukraina và Hoa Kỳ đã khẳng định chuyến bay MH17 nối liền Amsterdam với Kuala Lumpur ngày 17/07/2014 đã bị trúng tên lửa BUK của phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina và loại vũ khí này do quân đội Nga cung cấp.
Phía Matxcơva đã cực lực bác bỏ cáo buộc trên và quy trách nhiệm cho quân đội chính quy của Ukraina.

Báo cáo của Cơ quan an toàn hoàng không Hà Lan được chính thức công bố vào lúc 11 giờ 15 trưa nay, giờ quốc tế.
Văn bản này xác định được nguyên nhân dẫn đến thảm họa nhưng không thể trả lời cho câu hỏi ai là tác giả.
Tuy nhiên hai nguồn tin được Volkskrant, một tờ báo uy tín tại Hà Lan, trích dẫn có nêu lên trách nhiệm của Nga trong vụ chiếc MH17 bị bắn rơi.

 « BUK là một loại vũ khi của Nga chế tạo và phát triển. Trên nguyên tắc, quân nổi dậy Ukraina không thể biết sử dụng » nếu như không được hướng dẫn.

Hơn một năm sau vụ chiếc máy Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia bị bắn hạ và xác máy bay được tìm thấy gần ngôi làng Gravbove trong vùng Donetsk ở miền Đông Ukraina, điều mà gia đình các nạn nhân mong mỏi hơn cả có lẽ là tìm ra tông tích thủ phạm trong vụ này.
 Nhưng liệu rằng họ có được toại nguyện hay không ?

Điều gì đã xảy tới cho chuyến bay MH17 trên đường từ Amsterdam đến Kuala Lumpur hôm 17/07/2014 ?

Tới nay, có điều chắc chắn, đó là chuyến bay này đã bị trúng đạn trên hành trình bay tới thủ đô Malaysia. 15 nhân viên phi hành đoàn và 283 hành khách thiệt mạng. 193 nạn nhân trong số đó mang quốc tịch Hà Lan.

Chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines với 298 hành khách và phi hành đoàn đã cất cánh vào lúc 12 giờ 30 từ phi trường quốc tế Amsterdam-Schiphol. Bay ở độ cao 33.000 bộ khi bị trúng đạn.
Trong báo cáo trước, cơ quan đặc trách về an toàn hàng không Hà Lan, OVV đã xác định chiếc MH17 bị tên lửa bắn trúng.
Tư pháp Hà Lan hồi tháng 8/2015 cho mở điều tra hình sự, đã đề cập đến « khả năng » tên lửa bắn vào chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines là thuộc loại địa đối không BUK.

Câu hỏi kế tiếp, ai đang kiểm soát hệ thống tên lửa BUK ?

Chuyên ga Peter Felstead của tạp chí quốc phòng Janes’s Defence ấn bản tại Luân Đôn, xác định : quân đội Nga và Ukraina cùng đang có trong tay loại vũ khí này.
BUK là loại tên lửa do Nga phát triển từ dưới thời chế độ Cộng sản Liên Xô. BUK nằm trong hệ thống phòng không của Nga và đỏi hỏi một số kiến thứuc cụ thể khi được sử dụng, nhất là để bắn trúng một mục tiêu đang bay ở một độ cao có thể lên tới 4 cây số hay bắn trúng một mục tiêu cố định ở độ cao tối đa 25 km.

Ai ra lệnh và ai bắn tên lửa BUK trúng máy bay của hãng hàng không dân sự Malaysia ?
Như vừa nói : Kiev và Washington cùng đồng thanh quy trách nhiệm cho phe nổi dậy ở miền Đông Ukraina được Matxcơva hậu thuẫn.
Chính Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry từng khẳng định « rõ ràng là (tên lửa bắn trúng MH17) đã được chuyển từ Nga tới tay quân ly khai ».

Về phần mình chuyên gia Felstead thuộc tạp chí quốc phòng Anh, Janes’s Defence cho rằng, việc bắn hạ chiếc MH17 là một « sự nhầm lẫn ». Họ đã tưởng đâu bắn trúng vào một chiếc máy bay quân sự.

Đương nhiên Matxcơva bác bỏ cáo buộc của các nước phương Tây. Về phần mình tập đoàn sản xuất tên lửa BUK, Almaz-Antei thì không một chút nghi ngờ khi khẳng định rằng, quân đội chính quy dưới sự điều hành của Kiev là thủ phạm gây ra cái chết cho gần 300 người.

 Đại tập đoàn chế tạo vũ khí này của Nga còn cam kết sớm đưa ra bằng chứng là tên lửa BUK bắn trúng chiếc máy bay dân sự của Malaysia là thuộc lô vũ khí, đạn dược trong tay quân đội chính quy Ukraina

Có điều, trang báo mạng Bellingcat, căn cứ vào những tài liệu được công bố cũng như những hình ảnh thu thập được từ các trang mạng xã hội, cho thấy tên lửa địa đối không BUK từng được « nhận diện » trong một đoàn xe khởi hành từ thành phố Koursk, băng ngang biên giới để tiến vào lãnh thổ Ukraina hồi tháng 6/2014, tức 1 tháng trước tai họa MH17.

Bước kế tiếp ?

Đại diện của phía các gia đình nạn nhân cho rằng, văn bản này sẽ là cơ sở để họ tiếp tục đòi công lý, tiếp tục đòi các giới chức tư pháp truy lùng thủ phạm.
Tư pháp Hà Lan cho biết là đã nhận diện được một vài « nhóm lợi ích » có thể liên quan đến vụ chiếc MH17 bị bắn rơi.

Ngày 29/07/2015 tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Nga đã dùng quyền phủ quyết chống lại việc cho thành lập một tòa án đặc biệt, điều tra về vụ MH17 và trừng phạt những kẻ gây ra tội ác.

Từ MH17 đến MH370  

Cũng liên quan đến hãng hàng không dân sự Malaysia, cách Amsterdam hàng ngàn cây số, Manila vừa bác bỏ tin đồn về khả năng tìm thấy mảnh vỡ của chiếc Boeing 777 mang số hiệu MH370, được tìm thấy ở một hòn đảo thuộc về Philippines.

Chiếc MH370 mất tích ngày 08/03/2014 khi trên đường bay từ Kuala Lumpur đến Bắc Kinh. 239 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.

Tới nay, mới có một mảnh vỡ đầu tiên của chiếc máy bay xấu số này dạt được vào bờ đảo Réunion của Pháp trong vùng Ấn Độ Dương. Nhưng ẩn số bao trùm lên chuyến bay mang số hiệu MH370 vẫn nguyên vẹn.

Cuối tuần qua, báo chí Malaysia phao tin, một người Philippines đã tìm thấy mảnh vỡ của máy bay và đã liên lạc với cảnh satt Malaysia.
Thậm chí người này còn cho biết là đã phát hiện được thân máy bay, với hài cốt của các nạn nhân ở bên trong.

Thân chiếc máy bay đó dã được tìm thấy trong một khu rừng rậm trong khu vực chuỗi đảo Tawi – Tawi của Philippines.
Tin trên không mấy đáng tin cậy nhưng nhiều tờ báo Anh, Mỹ vì muốn đưa tin nóng hổi và giật gân nên đã giải thích đó rất có thể là xác của chiếc MH370

Cảnh sát Philippines ngày 13/10/2015 khẳng định lại với báo chí quốc tế, là người phao tin thất thiệt đã biệt tăm và các giới chức địa phương không tìm thấy vết tích của máy bay trong rừng rậm theo chỉ dẫn của người tự nhận là nhân chứng. Dân cư trong vùng cũng không hề hay biết về tin trên.

Tóm lại, chiếc MH370 vẫn chưa sẵn sàng hé lộ bí mật.

Switch mode views: