Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Malaysia : Bỏ đói người làm đến chết, cặp vợ chồng bị xử treo cổ

employe de maison


Nghề lao động tại gia đình tại Malaysia có nguy cơ bị ngược đãi rất cao.
@Amnesty international


Một cặp vợ chồng Malaysia hôm qua, 06/03/2014, đã bị tuyên án tử hình bằng cách treo cổ, do đã bỏ đói đến chết người làm Indonesia của họ.

Isti Komariyah, 26 tuổi, đã chết tại Kuala Lumpur vào tháng 06/2011 sau một thời gian dài bị chủ bỏ đói, theo thông tin của báo chí Malaysia.
Theo bản cáo trạng được đọc tại tòa, Fong Kong Meng, 58 tuổi và vợ đã thường xuyên không cho cô người làm ăn uống trong suốt ba năm cô phục vụ cho cặp vợ chồng này.

Khi mới vào làm Isti Komariyah cân nặng 46 kg, nhưng do bị bỏ đói, khi qua đời cô chỉ còn cân nặng 26 kg.

Vụ này một lần nữa làm nổi bật tệ nạn ngược đãi trầm trọng nhiều người giúp việc gia đình ở châu Á và vùng Trung Đông, đa số là người Indonesia, Philippines và Cam Bốt.

Các hiệp hội bảo vệ nhân quyền cho biết là có nhiều người giúp việc gia đình làm việc mà không hề được bảo vệ. Nhiều trường hợp bạo lực, thương tích và tử vong đã được ghi nhận trong những năm gần đây.

Vào tuần trước Hồng Kông, tuy đã có nhiều luật để bảo vệ phụ nữ, đã hứa sẽ tăng cường hơn nữa hệ thống pháp lý, sau khi báo chí đăng các bức ảnh chụp một người làm Indonesia với nhiều vết thương rất nặng, do bị người chủ Hồng Kông đánh đập, hành hạ.

Khoảng 2 triệu người Indonesia hiện làm việc ở Malaysia như người giúp việc gia đình, hoặc công nhân trong các nhà máy hoặc làm việc tại các đồn điền, hợp pháp hoặc bất hợp pháp. Số người giúp việc gia đình là 400.000.

Vào năm 2012, một cặp vợ chồng Malaysia cũng đã bị tuyên án 24 năm tù vì bỏ đói một người làm Cam Bốt.
 Sau nhiều vụ ngược đãi, vào năm 2011, Cam Bốt đã ngưng đưa người giúp việc gia đình sang Malaysia.
 Năm 2009, Indonesia cũng đã từng tạm ngưng 2 năm việc gởi người làm sang Malaysia.

Mặc dù bị ngược đãi như vậy, nhưng phụ nữ từ các nước nghèo nhất châu Á tiếp tục đổ đến các nước giàu hơn để kiếm sống.


Switch mode views: