Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Hơn 13 ngàn công ty ở Việt Nam ngừng hoạt động


VIỆT NAM (NV) - Từ đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam có thêm gần 11,000 doanh nghiệp lớn, nhỏ bố cáo thành lập, với tổng số vốn ghi danh khoảng 63,000 tỉ đồng, tương đương 3.15 tỉ đô la.

Tỉ lệ tăng số doanh nghiệp được thành lập mới là 13% so với 2 tháng đầu năm 2013. Ðây là những con số được công bố từ phúc trình của Cục Ðăng Ký Kinh Doanh thuộc Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư Việt Nam.
Cong-nghiep-o-to



Ngành kỹ nghệ ô tô đang bị đặt trước nguy cơ thu hẹp hoạt động chỉ trong vài năm tới. (Hình: báo Quảng Ninh)

 

Tuy nhiên, cũng theo phúc trình trên, số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động lên đến 13,100, tăng 12.2% so với cùng giai đoạn của năm rồi.

Như vậy, có đến 13,100 công ty ngừng hoạt động, nhiều hơn số được thành lập mới, bao gồm 1,900 công ty bị giải thể và trên 11,200 công ty tuyên bố ngừng hoạt động trong cùng giai đoạn.

Báo Pháp Luật Sài Gòn trích dẫn nhận định của một số chuyên viên kinh tế ở Việt Nam cho rằng, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa ở trong nước giảm mạnh trong vòng hai tháng qua. Yếu tố này ảnh hưởng đến sức sản xuất kinh doanh, buộc các công ty nhà máy ngừng hoạt động để tránh lỗ.

Tuy nhiên, có dư luận cho rằng, các ngành sản xuất ở Việt Nam chết vì không chống nổi sức cạnh tranh của nhà sản xuất Trung Quốc.

Trong vòng ba năm trở lại đây, người ta thấy xuất hiện hiện tượng tư thương Trung Quốc lùng sục tận các vùng cảng biển, đồng ruộng Việt Nam để thu mua hải sản, nông sản.

Từ ba năm trước, ngành chế biến thủy-hải sản xuất cảng ở Long An đã lên tiếng báo động về tình trạng thu mua từng con tôm, tép, cua, mực... của người Trung Quốc, diễn ra tại nhiều vùng biển Việt Nam.

Kết quả sau đó cho thấy, khoảng 50% công ty, hãng xưởng ngành chế biến thủy-hải sản xuất cảng ở Long An “dẹp tiệm” vì “đói” nguyên liệu.

Mặt khác, việc hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam với giá rẻ mạt thu hút người tiêu thụ Việt Nam, cũng là nguyên nhân giết chết các ngành sản xuất nội địa.

Không có đơn đặt hàng, hàng làm ra không người mua, các công ty, hãng xưởng Việt Nam không còn cách nào khác là đóng cửa, tuyên bố phá sản, buộc hàng trăm ngàn công nhân lâm vào tình cảnh thất nghiệp dài hạn. (PL)

Switch mode views: