Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Vùng tự trị Kurdistan-Irak bầu nghị viện

iraq-kurds vote


Thủ hiến Kurdistan-Irak, ông Nechirvan Barzani, đi bầu tại thủ phủ Erbil, ngày 30/09/2018
REUTERS

Hơn 3 triệu cử tri vùng tự trị Kurdistan-Irak, hôm nay, 30/09/2018 được kêu gọi đi bầu, lựa chọn 111 dân biểu cấp vùng, trong tổng số 673 ứng viên thuộc 29 phong trào, tổ chức chính trị.
Nghị viện mãn nhiệm của vùng tự trị Kurdistan do Đảng Dân Chủ Kurdistan (PDK) nắm đa số.

Cuộc bầu cử diễn ra trong bối cảnh khủng hoảng chính trị kéo dài từ nhiều năm qua, giữa PDK và đảng đối lập chính – Phong trào Goran (Thay Đổi).

Tình hình lại càng trở nên tồi tệ sau cuộc trưng cầu dân ý hồi cuối tháng 09/2017: trước nguy cơ đa số dân vùng Kurdistan muốn độc lập, tách ra khỏi Iran, chính quyền Bagdad đã hủy bỏ kết quả cuộc trưng cầu và nắm lại quyền kiểm soát các khu vực khai thác dầu lửa quan trọng tại đây.

Kết quả cuộc bầu cử tại Kurdistan sẽ tác động đến việc Quốc Hội Irak bầu tổng thống.
 Cho đến nay, chức vụ tổng thống Cộng Hòa Irak thường được trao cho một chính trị gia Kurdistan.

Trả lời phỏng vấn RFI Tiếng Pháp, ông Boris James, nguyên lãnh đạo Viện nghiên cứu Cận Đông của Pháp, nhận định về cuộc bầu cử nghị viện Kurdistan:

« Đó là một phương tiện để chứng minh cho chính quyền trung ương thấy là tại vùng tự trị Kurdistan, vẫn có sinh hoạt chính trị, các định chế vẫn hoạt động. Một dạng thông điệp gửi tới Bagdad: Người Kurdistan chúng tôi vẫn tồn tại.

Mặt khác, khách quan mà nói, cuộc bầu cử này rõ ràng là quan trọng. Bởi vì cuộc bầu cử cho thấy là nghị viện vùng Kurdistan quay trở lại hoạt động.
Trước đó, định chế này đã bị mất tính chính đáng do cuộc khủng hoảng giữa đảng đối lập và Đảng Dân Chủ Kurdistan – PDK, đảng đang thống trị vùng Kurdistan.

Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến việc hạ bệ các bộ trưởng của phong trào Goran (Phong trào Thay Đổi) và làm cho nghị viện hoàn toàn tê liệt.
Định chế này chỉ còn đóng vai trò ghi nhận các quyết định mà các đảng phái đưa ra.

 Tóm lại, từ đầu năm 2013 đến nay, nghị viện Kurdistan không thực sự hoạt động ».

Switch mode views: