Hội Đồng Nhân Quyền LHQ lập cơ quan điều tra tội ác tại Miến Điện
- Thứ Sáu, 28 tháng Chín năm 2018 23:15
- Tác Giả: Thu Hằng
Người tị nạn Rohingya trên đường chạy lánh nạn sang Bangladesh. Ảnh chụp ngày 12/11/2017.
REUTERS/Mohammad Ponir Hossain
Ngày 27/09/2018, Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc quyết định lập nhóm phụ trách thu thập bằng chứng về các tội ác nghiêm trọng nhất xảy ra tại Miến Điện từ năm 2011, trong đó có các vụ liên quan đến người Hồi Giáo Rohingya bị truy bức.
Những bằng chứng này có thể sẽ được sử dụng tại các tòa án.
Nghị quyết về vấn đề này được Liên Hiệp Châu Âu và Tổ Chức Hợp Tác Hồi Giáo đề xuất và đã được thông qua với 35 phiếu thuận trên tổng số 47 nước hiện là thành viên Hội Đồng Nhân Quyền.
Ba nước bỏ phiếu chống là Trung Quốc, Philippines và Burundi.
Hai nước không bỏ phiếu là Venezuela và Cuba.
Bẩy thành viên khác vắng mặt.
Quyết định của Hội Đồng Nhân Quyền sẽ còn chờ Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua.
Tuy nhiên, hai tổ chức Ân Xá Quốc Tế và Quan Sát Nhân Quyền đã lên tiếng hoan nghênh.
Riêng Trung Quốc, thông qua ngoại trưởng Vương Nghị, cho rằng không nên « quốc tế hóa » giải pháp về vấn đề người tị nạn Rohingya.
Với ông Rolando Gomez, phát ngôn viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, khi trả lời AFP, đây là « lần đầu tiên, một cơ chế như vậy được Hội Đồng Nhân Quyền thành lập ».
Quyết định thành lập nhóm thu thập bằng chứng về các tội ác tại Miến Điện là bước tiếp theo sau khi một phái bộ của Liên Hiệp Quốc đặc trách về Miến Điện công bố một bản báo cáo vào cuối tháng 8/2018.
Trong đó, các nhà điều tra yêu cầu đưa nhiều tướng lĩnh quan trọng của quân đội Miến Điện ra Tòa án Công lý Quốc tế về « tội diệt chủng ở miền bắc bang Rakhine, cũng như các tội ác chống nhân loại và tội ác chiến tranh tại các bang Rakhine, Kachin và Shan ».
Cố vấn Nhà nước kiêm ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi vẫn giữ im lặng về các vụ truy bức người Hồi Giáo Rohingya.
Để phản đối thái độ của giải Nobel Hòa Bình, ngày 27/09/2018, các nghị sĩ Canada đã quyết định rút quốc tịch Canada danh dự được trao cho bà Aung San Suu Kyi vào năm 2007 khi bà còn bị quản thúc tại gia.
Tin mới
- Tin tặc tấn công Facebook, 50 triệu người sử dụng có thể bị ảnh hưởng - 29/09/2018 18:57
- Mỹ rút nhân viên ngoại giao khỏi Iraq, do đe dọa an ninh từ Iran - 29/09/2018 18:44
- Mỹ và Philippines tăng cường các hoạt động quân sự chung - 29/09/2018 18:00
- Nhật Bản tăng cường hợp tác với năm nước vùng Mêkông - 29/09/2018 17:53
- Trung Quốc tập trận với Nga để khẳng định tư thế ngang hàng với Mỹ - 29/09/2018 17:39
- Donald Trump ra lệnh cho FBI điều tra vụ Kavanaugh - 29/09/2018 17:18
- Nhân quyền cản trở Đức-Thổ xích lại gần nhau - 29/09/2018 17:09
- Nhiều cuộc họp bên lề Đại Hội Đồng LHQ bàn về hồ sơ Syria - 29/09/2018 14:57
- Chilê: Giáo hoàng huyền chức một tu sĩ xâm hại tình dục trẻ em - 29/09/2018 14:50
- Binh sĩ Hàn Quốc ưa chuộng kem dưỡng da - 29/09/2018 14:42
Các tin khác
- Làng trong phố Paris - 28/09/2018 23:05
- Trừng phạt Bắc Triều Tiên: Hội Đồng Bảo An bị chia rẽ - 28/09/2018 22:42
- Tại Liên Hiệp Quốc, Mỹ nhường sân chơi cho Trung Quốc - 28/09/2018 22:34
- Trung Quốc – Hoa Kỳ : Một cuộc chiến công nghệ gay gắt - 28/09/2018 21:27
- LHQ : Palestine kêu gọi Mỹ hủy quyết định về Jerusalem - 28/09/2018 16:10
- Hà Lan phá vỡ một âm mưu khủng bố quy mô lớn - 28/09/2018 15:59
- Đại sứ Mỹ tham gia biểu tình ở New York chống chính quyền Venezuela - 28/09/2018 15:52
- Mỹ - Trung: Tình bạn Trump – Tập đã chấm dứt? - 28/09/2018 02:43
- Tại Hội Đồng Bảo An, Donald Trump đả kích cả Iran lẫn Trung Quốc - 28/09/2018 02:28
- Ngoại trưởng Mỹ chủ trì cuộc họp Hội Đồng Bảo An về Bắc Triều Tiên - 28/09/2018 02:18