Đàm phán thương mại Mỹ - Trung nhìn từ châu Âu
- Thứ Hai, 04 tháng Sáu năm 2018 17:31
- Tác Giả: Thanh Phương
Bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross tới Bắc Kinh, ngày 2/6/2018.
REUTERS/Thomas Peter/File Photo
Hôm nay 04/06/2018, là ngày đàm phán thương mại cuối cùng giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc tại Bắc Kinh, với sự hiện diện của bộ trưởng Thương Mại Mỹ Wilbur Ross.
Mục đích cuộc họp là giải tỏa căng thẳng về mậu dịch giữa hai cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Hôm qua, Tân Hoa Xã đã dọa là nếu Hoa Kỳ thi hành các trừng phạt về thuế quan, mọi kết quả về đàm phán kinh tế và thương mại với Trung Quốc sẽ không còn giá trị nữa.
Châu Âu đang rất quan tâm theo dõi cuộc thương lượng gay go này.
Từ Bruxelles, thông tín viên Quentin Dickinson gởi về bài tường trình :
« Phía châu Âu theo dõi rất sát những diễn tiến khi thì thuận lợi, lúc thì gay go, của cuộc thương lượng mậu dịch giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Trước hết, họ phải tìm hiểu xem những sáng kiến nào của Trung Quốc kéo theo những phản ứng nào của Mỹ.
Tiếp đến là ủng hộ Bắc Kinh chống Washington, vì Hoa Kỳ bị xem là đang chà đạp lên những quy tắc cơ bản nhất của thương mại thế giới.
Cuối cùng là ủng hộ Washington chống Bắc Kinh, vì Trung Quốc bị xem là có cái nhìn đơn phương về cân đối công nghiệp và trao đổi mậu dịch.
Các nước châu Âu thừa biết rằng lập trường của Mỹ được thể hiện qua những tin nhắn Twitter của Donald Trump, hơn là do các bộ trưởng của ông quyết định.
Tuy nhiên, họ muốn biết là tổng thống Mỹ đón nhận như thế nào những phản ứng của Trung Quốc, vốn không dùng nhiều vũ khí luật pháp như châu Âu.
Không chỉ đệ đơn kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới về việc Hoa Kỳ đánh thuế vào thép và nhôm nhập khẩu, các nước châu Âu còn kiện Trung Quốc về vấn đề xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp.
Đây là một cách để châu Âu chứng tỏ rằng các quy định thương mại phải được áp dụng với tất cả các nước và nếu ai cũng không tuân thủ, thì thế giới sẽ trở thành một nơi vô luật lệ giống như miền Viễn Tây của Mỹ trước đây.
Trừ khi Washington thật sự có ý định muốn trở lại thời kỳ của những người đi tiên phong khai phá đất nước Hoa Kỳ. »
Trong khi đó, Nhật Bản, qua lời phát ngôn viên của chính phủ Yoshihide Suga, hôm nay cho rằng quyết định của Mỹ đánh thuế vào thép và nhôm nhập khẩu sẽ có « một tác động nghiêm trọng » lên toàn bộ hệ thống thương mại thế giới.
Tin mới
- San Jose: Thanh niên gốc Việt bị tình nghi giết cha mẹ vì gia tài - 05/06/2018 13:45
- Thượng đỉnh Trump – Kim tại Singapore sẽ chỉ là bước khởi đầu - 05/06/2018 13:33
- Dân Hồng Kông tưởng niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn - 05/06/2018 13:27
- Mỹ dự trù gia tăng tuần tra Biển Đông - 04/06/2018 23:01
- Đảo Hải Nam : Tiền đồn quân sự Trung Quốc khống chế Biển Đông - 04/06/2018 22:07
- Châu Á xem cả Mỹ lẫn Trung Quốc là một mối đe dọa - 04/06/2018 18:46
- Trung Quốc phản đối tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ về Thiên An Môn - 04/06/2018 18:37
- Pháp và Anh Quốc sẽ điều chiến hạm tới khu vực biển Đông có tranh chấp - 04/06/2018 18:15
- Giới tranh đấu Trung Quốc tiếp tục đòi công lý 29 năm sau vụ Thiên An Môn - 04/06/2018 18:07
- Chuyển giao công nghệ : Trung Quốc lấy làm tiếc về khiếu kiện của châu Âu - 04/06/2018 17:42
Các tin khác
- Chiến tranh thương mại : Donald Trump lặp lại sai lầm năm 1930 ? - 04/06/2018 17:24
- AIEA họp để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran - 04/06/2018 17:07
- Hoa Kỳ : Trump có quyền tự ân xá cho mình ? - 04/06/2018 16:48
- Danh ca Mỹ Joan Baez giã từ sân khấu - 04/06/2018 16:25
- Các trang web, nghi ngờ của Nga, lại gây ảnh hưởng cử tri Mỹ - 04/06/2018 01:35
- Biển Đông : Trung Quốc chỉ trích « bình luận vô trách nhiệm » của Mỹ - 04/06/2018 00:20
- Trung Quốc cảnh cáo Mỹ về việc áp dụng thuế quan mới - 04/06/2018 00:03
- NATO bắt đầu cuộc tập trận Saber Strike tại Đông Âu - 03/06/2018 20:16
- Syria : Damas đặt điều kiện đối thoại về chiến trường miền nam - 03/06/2018 19:41
- Giải trừ hạt nhân : Hoa Kỳ, một tấm gương xấu - 03/06/2018 19:33