Biển Đông: Ấn Độ - ASEAN yêu cầu giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế
- Thứ Sáu, 26 tháng Giêng năm 2018 22:08
- Tác Giả: Trọng Thành
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( giữa ) chụp ảnh lưu niệm với các lãnh đạo ASEAN tại thượng đỉnh New Delhi 25/01/2018.
Handout / AFP
Ấn Độ và ASEAN vừa có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, với việc lần đầu tiên New Delhi mời toàn bộ 10 lãnh đạo khối các nước Đông Nam Á tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng Hòa Ấn Độ.
Trong bản « Tuyên bố chung Delhi », được công bố hôm qua, 25/01/2018, hai bên đặc biệt nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông phải được giải quyết thể theo luật pháp quốc tế.
Hợp tác về « chính trị và an ninh » là lĩnh vực được hai bên quan tâm trước hết.
Trong Tuyên bố chung Delhi, Ấn Độ và ASEAN tái khẳng định vai trò trung tâm của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á trong kiến trúc an ninh quốc tế đang hình thành tại khu vực, với nguyên tắc « rộng mở, minh bạch, không loại trừ ai và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế ».
Thông cáo chung khẳng định « tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định an toàn hàng hải và an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực » nói chung, và mọi tranh chấp cần được « giải quyết bằng con đường hòa bình », thể theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mà trong đó Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một trụ cột.
Biển Đông là khu vực địa chiến lược duy nhất được Ấn Độ và ASEAN nêu tên trong văn bản nói trên.
Tuyên bố chung Delhi khẳng định ủng hộ việc thực thi « hoàn toàn và đầy đủ » Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và kêu gọi các bên liên quan sớm hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), nhằm phòng ngừa và tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các xung đột tại khu vực này.
Tuyên bố chung Delhi cũng thúc đẩy các hợp tác về kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN trong khuôn khổ không gian thương mại tự do song phương, « bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trên biển tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương », tăng cường hợp tác về giao thông đường bộ, đường biển và hàng không, công nghệ tin học.
Trong số các hợp tác văn hóa xã hội, hợp tác đào tạo Anh ngữ, cổ vũ cho các quan hệ văn hóa, văn minh lâu đời giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông, được chú ý hàng đầu.
Tin mới
- Mỹ Hàn vẫn gia tăng áp lực lên Bình Nhưỡng - 27/01/2018 23:07
- Tình báo Hà Lan cung cấp bằng chứng tin tặc Nga can thiệp bầu cử Mỹ - 27/01/2018 22:31
- Ukraina : Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga - 27/01/2018 22:25
- Davos : Lãnh đạo các nước kêu gọi toàn cầu hóa cần « có đạo lý » hơn - 27/01/2018 22:19
- Syria : Đối lập tẩy chay hòa đàm Sotchi - 27/01/2018 16:47
- Hoa kỳ : Đảng Dân Chủ bác bỏ dự thảo luật về nhập cư - 27/01/2018 16:38
- Bắc Hàn kêu gọi mọi người dân Triều Tiên ủng hộ thống nhất - 26/01/2018 23:30
- Công ty Trung Quốc sản xuất turbine gió đánh cắp bí mật kỹ nghệ Mỹ - 26/01/2018 22:56
- Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Quốc - 26/01/2018 22:23
- Biển Đông : Paris lên án chính sách « chuyện đã rồi » của Bắc Kinh - 26/01/2018 22:15
Các tin khác
- Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng tranh thủ Olympic để đàm phán với Mỹ - 26/01/2018 20:33
- Luân Đôn tố cáo Nga âm mưu khuynh đảo nước Anh - 26/01/2018 20:26
- Davos : TT Trump bảo vệ chính sách thương mại của Mỹ - 26/01/2018 20:21
- Dreamers : Tổng thống Mỹ rộng lượng có điều kiện - 26/01/2018 17:46
- Hàn Quốc : 41 người chết vì hỏa hoạn, phòng cháy chữa cháy bị chỉ trích. - 26/01/2018 17:38
- U23 Việt Nam 'nay đã ở trong lòng' người hâm mộ Hàn Quốc - 26/01/2018 03:24
- Ấn Độ và ASEAN họp thượng đỉnh ở New Delhi - 25/01/2018 23:29
- Chính sách mới của Mỹ về vũ khí hạt nhân gây lo ngại - 25/01/2018 23:23
- Một nhà ngoại giao Mỹ từ nhiệm Ủy ban về người Rohingya của Miến Điện - 25/01/2018 23:04
- Tranh cãi về việc sử dụng xe tăng Đức ở Syria - 25/01/2018 22:48