Uy lực độc tôn của Tập Cận Bình ở Trung Quốc và tác động đến thế giới
- Thứ Năm, 26 tháng Mười năm 2017 19:47
- Tác Giả: Trọng Nghĩa
Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sau bài diễn văn bế mạc Đại Hội 19, ngày 25/10/2017.
REUTERS/Jason Lee
Sau khi Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc lần thứ 19 bế mạc, giới quan sát hầu như đều nhất trí cho rằng ông Tập Cận Bình đã trở thành một lãnh đạo có uy lực độc tôn tại Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là sự kiện đó sẽ ảnh hưởng ra sao đến phần còn lại của thế giới ?
Nhìn chung, các nhà phân tích đều tỏ ý quan ngại, khi điểm lại quá trình thâu tóm quyền lực của nhân vật lãnh đạo số một của Trung Quốc hiện nay.
Với những quyết định vừa qua tại Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình có thể cầm quyền trong cả chục năm nữa mà không có người giám sát hay cạnh tranh, lại nắm trong tay một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cùng với một quân đội được cho là mạnh nhất từ trước đến nay.
Quyền lực của ông lại được xem là rất ổn định, trong khi lãnh đạo các nước được cho là có thể là đối thủ của ông như tổng thống Mỹ Donald Trump hay thủ tướng Đức Angela Merkel thì vẫn vấp phải đối lập trong nước.
Ngay cả tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không có được một căn bản ổn định cả về chính trị lẫn kinh tế như lãnh đạo Trung Quốc.
Đối với thế giới, vấn đề tuy nhiên lại là những lập luận mà ông Tập Cận Bình đã khai thác để vươn lên đỉnh cao quyền lực trong thời gian qua.
Phát biểu với đài truyền hình Mỹ CNN, ông James McGregor, tác giả một tập biên khảo về chủ nghĩa chuyên chế tại Trung Quốc, đã tóm tắt lập luận của ông Tập Cận Bình trong công thức « Trung Quốc vốn vĩ đại, đã bị ngoại bang hủy hoại, và được Đảng khôi phục ».
Nền tảng lập luận của ông Tập Cận Bình được gói trong khái niệm « Giấc Mơ Trung Hoa ».
Thế nhưng, trong một nghiên cứu mới đây, Viện Lowy Institute của Úc đã nhận ra rằng : « Dưới một vỏ bọc vô hại là khẩu hiệu “Giấc mơ Trung Hoa”, việc ông Tập Cận Bình củng cố đảng Cộng Sản ở trong nước và kiên quyết thúc đẩy các yêu sách của Bắc Kinh ở ngoài nước, đang tác động sâu sắc đến Trung Quốc, các láng giềng của Trung Quốc, và đến phần còn lại của thế giới. »
Theo ghi nhận của CNN, ở ngoài nước, dấu ấn của Tập Cận Bình được thấy rõ rệt nhất trong lãnh vực ngoại giao và quân sự, như tại Biển Đông nơi Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp và quân sự hóa các thực thể địa lý, bất chấp phán quyết bất đồng tình của một tòa án quốc tế.
Bị nhiều nước phản đối, Trung Quốc vẫn thản nhiên và coi như đã thắng thế vì không một nước tranh chấp nào dám thách thức Bắc Kinh về quân sự, trong lúc đối với chính quyền Trump, Biển Đông không còn là một vấn đề lớn nữa.
Báo cáo của Viện Lowy nhận định : « Hơn cả những người tiền nhiệm của ông, Tập Cận Bình đã tìm cách dùng sức mạnh ngoại giao và quân sự của Trung Quốc để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ của Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông và Biển Đông… ».
Về quân sự, mới đây, nhân kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Quân Đội Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã nhấn mạnh trên quyền lãnh đạo của Đảng và nhu cầu cải cách để « sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và lợi ích hàng hải của đất nước ».
Tuy nhiên, theo CNN, cách hành xử của Bắc Kinh trong thời gian qua, đặc biệt là các động thái quân sự và kinh tế hung hăng có thể quật ngược trở lại Trung Quốc, điều mà nhiều cường quốc trước đây đã vấp phải, khi cố xuất khẩu ảnh hưởng ra nước ngoài.
Đối với ông McGregor, dù được hưởng lợi từ chính sách Nước Mỹ Trên Hết của ông Donald Trump, và những khủng hoảng tại châu Âu, nhưng Trung Quốc « hiện không có nhiều bạn bè ».
Đối với chuyên gia này, « khi thúc đẩy cho đất nước mạnh lên, Trung Quốc có thể là đã không nghĩ đến tác động của điều đó đối với thế giới, và đối với cách thế giới nhìn nhận Trung Quốc ».
Tin mới
- Mỹ : Quân Đội Miến Điện phải chấm dứt bạo hành người Rohingya - 27/10/2017 22:52
- Cam Bốt : Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không sợ trừng phạt của Mỹ - 27/10/2017 22:39
- Số phận Catalunya trong tay Thượng Viện Tây Ban Nha - 27/10/2017 19:25
- Vụ ám sát Kennedy : Những tài liệu nhậy cảm nhất vẫn chưa được công bố - 27/10/2017 18:14
- Cuba : Mỹ cản trở điều tra vụ tấn công "thính giác" giới ngoại giao - 27/10/2017 17:54
- Bắc Triều Tiên khẳng định muốn thử bom nguyên tử ở Thái Bình Dương - 27/10/2017 04:42
- Philippines hứa đền bù gia đình hai ngư dân Việt bị bắn chết - 26/10/2017 22:59
- Mỹ-Ấn thúc đẩy tự do giao thương hàng hải - 26/10/2017 22:49
- Thổ Nhĩ Kỳ : 8 người bị cáo buộc ''khủng bố'' được tại ngoại - 26/10/2017 22:33
- Châu Âu trao giải nhân quyền Sakharov cho đối lập Venezuela - 26/10/2017 20:04
Các tin khác
- ĐCSTQ: Tập Cận Bình tái đắc cử tổng bí thư nhưng vắng người kế nhiệm - 25/10/2017 20:24
- Hoa Kỳ : Hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa đả kích dữ dội tổng thống Trump - 25/10/2017 18:37
- Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù - 25/10/2017 17:57
- Mỹ-Ấn : Đoàn kết chống khủng bố - 25/10/2017 17:13
- Tổng thống Duterte sẽ thăm chính thức Nhật Bản - 25/10/2017 17:06
- Hồ sơ Rohingya ở Miến Điện : Mỹ sẽ dùng khái niệm “thanh lọc sắc tộc” - 25/10/2017 17:01
- Nga bác bỏ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria - 25/10/2017 16:19
- Irak : Bagdad chuẩn bị tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của Daech - 25/10/2017 16:10
- Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ? - 24/10/2017 22:16
- Nga: Một phóng viên bị hành hung ngay giữa ban biên tập - 24/10/2017 21:48