Hồ sơ Rohingya ở Miến Điện : Mỹ sẽ dùng khái niệm “thanh lọc sắc tộc”
- Thứ Tư, 25 tháng Mười năm 2017 17:01
- Tác Giả: Duy Anh
Người tỵ nạn Rohingya chờ nhận trợ cấp tại Cox's Bazar, Bangladesh. Ảnh ngày 28/09/2017.
REUTERS/Cathal McNaughton
Hôm qua 24/10/2017, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã hối thúc ông Patrick Murphy, nhà ngoại giao cao cấp chuyên trách Đông Nam Á, cùng một số các quan chức Nhà Trắng khác, nhanh chóng đưa ra quan điểm rõ ràng về cuộc truy bức người Hồi Giáo tại bang Rakhine, Miến Điện.
Họ đề nghị ngoại trưởng Rex Tillerson sử dụng từ ngữ « thanh lọc chủng tộc », để nói về cuộc khủng hoảng sắc tộc này.
Trong tuần này, người đứng đầu ngành ngoại giao Hoa Kỳ sẽ phải đưa ra quyết định có sử dụng từ ngữ này đối với Miến Điện hay không.
Có nhiều yếu tố khiến Washington vẫn đang cân nhắc chính sách của mình đối với Miến Điện, bao gồm cả những quan ngại về khả năng có thể làm lung lay chính quyền dân sự non trẻ của bà Aung San Suu Kyi.
Theo hãng tin AP, ông Tim Kaine, thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ, là một trong những người kêu gọi Washington cần có thái độ rõ ràng.
Một thành viên khác của đảng Dân Chủ tại Thượng Viện, ông Ben Cardin và thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, ông Bob Corker, hiện giữ ghế chủ tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, nhấn mạnh rằng, « đã đến lúc điều chỉnh chính sách ».
Đối với ông Ben Cardin, việc quân đội vẫn đang kiểm soát đời sống chính trị Miến Điện là « không thể chấp nhận được ».
Đó cũng là lý do các nhà lập pháp ở lưỡng viện Quốc Hội Mỹ đề nghị Washington đưa những biện pháp trừng phạt lên quân đội Miến Điện.
Trước đó, quốc gia Đông Nam Á này từng được ca ngợi vì tiến trình dân chủ hóa do nhà đấu tranh dân sự Aung San Suu Kyi dẫn dắt.
Sau hội nghị tại Genève hôm 23/10/2017, Liên Hiệp Quốc thông báo số tiền kêu gọi từ cộng đồng quốc tế nhằm cứu trợ cho cộng đồng người Rohingya tại Bangladesh đã lên đến gần 345 triệu USD.
Những người Rohingya, hiện đang tập trung tại trại tị nạn Balukhali, huyện Ukhia, thuộc thành phố Cox’s Bazar, Bangladesh, chỉ còn biết trông cậy vào cứu trợ nhân đạo quốc tế.
Related news items:
Tin mới
- Philippines hứa đền bù gia đình hai ngư dân Việt bị bắn chết - 26/10/2017 22:59
- Mỹ-Ấn thúc đẩy tự do giao thương hàng hải - 26/10/2017 22:49
- Thổ Nhĩ Kỳ : 8 người bị cáo buộc ''khủng bố'' được tại ngoại - 26/10/2017 22:33
- Châu Âu trao giải nhân quyền Sakharov cho đối lập Venezuela - 26/10/2017 20:04
- Uy lực độc tôn của Tập Cận Bình ở Trung Quốc và tác động đến thế giới - 26/10/2017 19:47
- ĐCSTQ: Tập Cận Bình tái đắc cử tổng bí thư nhưng vắng người kế nhiệm - 25/10/2017 20:24
- Hoa Kỳ : Hai thượng nghị sĩ Cộng Hòa đả kích dữ dội tổng thống Trump - 25/10/2017 18:37
- Sinh viên Phan Kim Khánh bị sáu năm tù - 25/10/2017 17:57
- Mỹ-Ấn : Đoàn kết chống khủng bố - 25/10/2017 17:13
- Tổng thống Duterte sẽ thăm chính thức Nhật Bản - 25/10/2017 17:06
Các tin khác
- Nga bác bỏ nghị quyết của Liên Hiệp Quốc về vũ khí hóa học tại Syria - 25/10/2017 16:19
- Irak : Bagdad chuẩn bị tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của Daech - 25/10/2017 16:10
- Donald Trump phá chính sách Đông Nam Á của Barack Obama ? - 24/10/2017 22:16
- Nga: Một phóng viên bị hành hung ngay giữa ban biên tập - 24/10/2017 21:48
- Pháp-Ai Cập: An ninh, thương mại được ưu tiên so với nhân quyền - 24/10/2017 21:40
- Đang thất thế, Daech sát hại trên 100 thường dân Syria - 24/10/2017 18:35
- Thực tế sinh học về bản năng làm mẹ - 24/10/2017 18:28
- Trung Quốc : Thách thức kinh tế chờ đợi Tập Cận Bình - 24/10/2017 18:16
- Cédric Grolet, vô địch thế giới ngành bánh ngọt - 24/10/2017 15:51
- ASEAN: Trung Quốc đề nghị tập trận chung - 24/10/2017 15:38