Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Châu Âu tăng cường các quy định chống phá giá để đối phó Trung Quốc

usa-china-alumnium

Một nhà máy thép tại thành phố Tân Châu (Binzhou), tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, ngày 16/05/2017.
REUTERS/Stringer ATTENTION EDITORS

Liên Hiệp Châu Âu ngày 03/10/2017, đã nhất trí soạn lại các quy định về chống bán phá giá, chủ yếu nhằm đối phó với việc xuất khẩu nguyên liệu thô của Trung Quốc với giá rất rẻ.

Quyết định này có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng thương mại với Bắc Kinh.

Bà Cecilia Malstrom, ủy viên thương mại Châu Âu, trong một cuộc họp báo ở Strasbourg, nhấn mạnh rằng luật mới này « chủ yếu nhằm đối phó với những diễn biến của môi trường thương mại quốc tế hiện nay ».

Về phần mình, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tuyên bố « châu Âu chủ trương một nền thương mại cởi mở và công bằng », song « không ngây thơ ».
Theo ông, những biện pháp mới này không nhằm vào « một nước cụ thể » nào, mà nhằm trang bị cho châu Âu « những phương tiện để chống cạnh tranh gian lận ».

Dù không chỉ đích danh, song các quy định mới này được cho là chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
Cụ thể, Bruxelles tiến hành thu thập và cập nhật các báo cáo theo quốc gia hoặc theo ngành kinh tế, về những trường hợp châu Âu nghi là bán phá giá.
Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp châu Âu có thể đệ đơn kiện.

Thỏa thuận chính trị này đạt được sau một tiến trình thảo luận ba bên, giữa các đại diện của Nghị Viện châu Âu, của chủ tịch Liên Hiệp Châu Âu và của Ủy ban châu Âu, để Liên Hiệp Châu Âu có thể thực thi những nghĩa vụ pháp lý quốc tế đối với Bắc Kinh.

Khi Trung Quốc gia nhập Tổ Chức Thương mại Thế Giới WTO vào năm 2001, đã có một điều khoản quy định rằng các thành viên khác phải đối xử với Trung Quốc như một « nền kinh tế phi thị trường » trong vòng 15 năm.

Mặc dù giai đoạn này đã chấm dứt vào tháng 12/2016 và Trung Quốc từ giờ được coi như một thành viên đầy đủ của WTO, song Liên hiệp Châu Âu thường xuyên chỉ trích rằng nhà nước Trung Quốc vẫn can thiệp mạnh vào một số ngành then chốt, như luyện thép hoặc nhôm.


Switch mode views: