Tài liệu cũ của Saigon Echo
từ 2008 - 2012
Play
 
Giám Đốc: Tiến Sĩ Trần An Bài
  • Font size:
  • Decrease
  • Reset
  • Increase

Pháp : Chính phủ đưa ra lịch trình cải cách luật lao động

france-climate

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chủ trì cuộc họp với các bộ trưởng tại điện Élysée, Paris, ngày 06/06/2017.
Reuters

Chính phủ Pháp đã công bố chương trình và lộ trình cải cách luật lao động ngày 06/06/2017.

 Được trao cho các đối tác xã hội, bộ khung dự luật cải cách lao động tập trung chủ yếu đến định mức trần bồi thường hòa giải lao động, hợp nhất các cơ quan đại diện hay hợp nhất thỏa thuận doanh nghiệp và thỏa thuận ngành nghề.

Cải cách luật lao động là một trong những cam kết mà tổng thống Emmanuel Macron đưa ra trong chiến dịch vận động tranh cử.

Theo « chương trình làm việc », các cải cách sẽ được thông qua bằng sắc luật. Do vậy, một dự luật cho phép chính phủ được quyền làm việc này sẽ được trình và thảo luận trong chính phủ ngày 28/06 và các sắc luật liên quan đến cải cách luật lao động sẽ được công bố trước ngày 21/09.

Để tránh sự phản đối của các nghiệp đoàn, đặc biệt sau đợt biểu tình chống luật lao động năm 2016, thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã « cam kết tôn trọng » mọi đối tác xã hội trong thời gian đàm phán vào mùa hè.

Lịch trình đàm phán được chia thành hai giai đoạn nhỏ : khoảng 50 cuộc họp sẽ được tổ chức từ 09/06 đến 21/07, tiếp theo là một đợt đàm phán khác vào tháng Tám và đầu tháng Chín.

Các buổi làm việc sẽ đề cập đến ba chủ đề chính : « hợp nhất thỏa thuận ở cấp doanh nghiệp và thỏa thuận ở cấp ngành nghề », « đơn giản hóa và tăng cường đối thoại kinh tế và xã hội và các đối tác chủ chốt » và « bảo đảm quan hệ lao động ».

Dự thảo cải cách luật lao động cũng đề xuất sáp nhập ít nhất 3 trong số 4 cấp đại diện cho người lao động (Ủy ban doanh nghiệp - Comité d'entreprise/CE, Ủy ban vệ sinh, an toàn và điều kiện làm việc - Le comité d’hygiène, de sécurité et des conditions de travail/CHSCT, ban đại diện nhân sự - délégués du personnel và ban đại diện các công đoàn - délégués des syndicats).

Ngoài ra, dự luật cải cách lao động cũng đề các « mức bồi thường thiệt hại » làm cơ sở cho Hội Đồng Hòa Giải Lao Động ra quyết định trong trường hợp lạm dụng sa thải.

Đây là một điểm nhạy cảm, nhưng dường như phần lớn các nghiệp đoàn sẵn sàng đàm phán, để đưa ra một mức trần cao và khả năng một thẩm phán có thể được quyền không tuân thủ mức trần này.

Sau cải cách luật lao động, ngay tháng Chín, một vấn đề quan trọng khác cũng được đề cập, đó là cải cách bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo chuyên ngành và học việc.

Switch mode views: